Nguyễn Du (1766 – 1820)

1. Thông tin

– Tên khai sinh: Nguyễn Du (阮攸)

Tự: Tố Như (素如)

Pháp danh: Chí Hiên

Hiệu: Thanh Hiên (清軒), Phi Tử

Danh hiệu Phi Tử găn với sự kiện năm 1803, Nguyễn Du đem quân lương đón vua Gia Long, giống như Phi Tử đời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Châu Hiếu Vương mà được chức Phụ Dung.

Biệt hiệu: Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), Nam Hải điếu đồ (南海釣屠)

Pháp danh: Chí Hiên

– Sinh ngày 3/1/1766 (23/11/Ất Dậu) tại phường Bích Câu, Thăng Long, Đại Nam (nay là phường Cát Linh, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam). Quê gốc tại làng Tiên Điền, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Đại Nam (nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam)

Mất ngày 16/9/1820 (16/9/Canh Thìn) (54 tuổi) tại Huế (nay là Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Quốc tịch: Đại Nam

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia, nhà thơ thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNguyễn Quỳnh

– Bố Nguyễn ThiềumẹTrần Thị Tần

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ gia đình với 2 vợ là Đoàn Nguyễn Thị Huệ và Đoàn Nguyễn Thị Thục

– Có 3 người con trai: Nguyễn Tứ, Nguyễn Ngũ, Nguyễn Thuyến.

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Nguyễn Thắng

3. Con người và tính cách

Đại Nam thực lục chép về Nguyễn Du: Du là người Nghệ An, học rộng giỏi thơ, càng giỏi về Quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì.

Đại Nam liệt truyện chép: Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không nói được.

Ý kiến người đời sau như ông Trịnh Vân Định, Trần Nho Thìn cho đó là một cách khéo léo để giữ toàn mạng và thăng tiến trong thời loạn, mặc dù trong văn thơ của Nguyễn Du thường đề cao những anh hùng thời loạn, nhưng ông chọn cách sống khác, cống hiến nhưng “ẩn dật” trong chốn quan trường.

Wikipedia tiếng Việt có ghi: …Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ […] Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du...

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Con thứ 3 trong gia đình có 10 anh chị em (Nguyễn Đề, Nguyễn Nhưng, Nguyễn Du, Nguyễn Ức, Nguyễn Tốn, Nguyễn Lạng, Nguyễn Nghi, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Ninh)

Năm 1766 (Ất Dậu)

Nhà Lê – Cảnh Hưng 26 – Hiển Tông

Đàng ngoài chúa Trịnh – Minh Đô vương 3

Đàng trong chúa Nguyễn – Định vương 2

Năm 1776 (Bính Thân) khi 10 tuổi

Nhà Lê – Cảnh Hưng 36 – Hiển Tông

Đàng ngoài chúa Trịnh – Tĩnh Đô vương 9

Đàng trong chúa Nguyễn – Tân Chính vương 1

Thân phụ mất

Năm 1778 (Mậu Tuất) khi 12 tuổi

Nhà Lê – Cảnh Hưng 38 – Hiển Tông

Đàng ngoài chúa Trịnh – Tĩnh Đô vương 11

Nhà Nguyễn Tây Sơn – Thái Đức 1

Thân mẫu mất.

Năm 1779 (Kỷ Hợi) khi 13 tuổi

Đến ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản.

Năm 1780 (Canh Tý) khi 14 tuổi

[Nguyễn Khản đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công]

Được một người thân của bố là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.

Năm 1783 (Quý Mão) khi 18 tuổi

Nhà Lê – Cảnh Hưng 43 – Hiển Tông

Đàng ngoài chúa Trịnh – Đoan Nam vương 2

Nhà Nguyễn Tây Sơn – Thái Đức 5

Thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Gặp Đoàn Nguyễn Thị Huệ. Được tập ấm chức Chánh Thủ Hiệu, quân Hùng Hậu Hiệu, chỉ huy đội quân hùng mạnh nhất Thái Nguyên của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên, cùng Nguyễn Đăng Tiến (còn gọi là Nguyễn Đại Lang, một người cùng kết nghĩa sinh tử) làm quyền Trấn Thủ Thái Nguyên thay mặt Nguyễn Khản.

Năm 1787 (Đinh Mùi)

Nhà Lê – Chiêu Thống 2

Đàng ngoài chúa Trịnh – Án Đô vương 2

Nhà Nguyễn Tây Sơn – Thái Đức 9

Sau trận chiến với quân Tây Sơn, đi giang hồ không nhà không cửa cùng Nguyễn Đại Lang.

Năm 1788 (Mậu Thân)

Nhà Lê – Chiêu Thống 3

Nhà Nguyễn Tây Sơn – Thái Đức 10/Quang Trung 1

Cùng Nguyễn Đại Lang và anh khác mẹ là Nguyễn Quýnh sang Vân Nam, Trung Quốc. Đến nơi thì bị bệnh ba tháng xuân, hết bệnh lại muốn thoát vòng trần tục thành nhà sư Chí Hiên đi chu du Trung Quốc theo gương thi hào Lý Bạch. Chia tay bạn bè tại Liễu Châu, Nguyễn Đại Lang về thăm quê cũ ở Quế Lâm, hẹn gặp nhau tại Trung Châu (Hàng Châu). Phần mình đi chu du muôn dặm tại Trung Quốc (khoảng 5000 km trong 3 năm), từ Liễu Châu qua Quảng Tây đi đường Trường Sa đến Hán Dương, qua sông Giang Hán đi Trường An và sau đó xuống Hàng Châu, Giang Nam, Giang Bắc.

Tại Hàng Châu, ngụ tại chùa Hổ Bào (虎跑寺), có được quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và quyết chí diễn ca thơ Nôm. Gặp lại Cai Gia Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi, sau đó cùng đi Yên Kinh.

Năm 1790 (Canh Tuất)

Trở về Hoàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn trên đường đi Nhiệt Hà, gặp nhau nơi lữ quán hai người bàn luận sôi nổi về văn chương chuyện Hồng nhan đa truân. Rồi về trước và hẹn gặp nhau lại tại Thăng Long. Cuối năm thì trở về Thăng Long, thân tình và quen biết với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Năm 1791 (Tân Hợi)

[Nguyễn Quýnh, chống lại Tây Sơn nên bị bắt và giết. Dinh cơ, từ đường họ Nguyễn ở Tiên Điền, Hà Tĩnh bị tướng Tây Sơn Lê Văn Dụ đốt cháy, phá hủy. Làng Tiên Điền cũng vì thế mà tan hoang]

Năm 1793 (Quý Sửu)

Nhà Nguyễn Tây Sơn – Cảnh Thịnh 2 – Quang Toản

Về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm vào kinh đô Phú Xuân thăm anh khác mẹ là Nguyễn Nễ làm ở Viện Cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.

Năm 1794 (Giáp Dần)

Nguyễn Nễ giao phó cùng em trai là Nguyễn Ức về Hồng Lĩnh xây dựng lại từ đường và làng Tiên Điền.

Năm 1796 (Bính Thìn)

Mùa đông, trốn vào Gia Định theo chúa Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. Làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)

Được tha, về sống ở Tiên Điền.

Ra Thăng Long, biết Hồ Xuân Hương đã được mẹ gả cho thầy Lang xóm Tây, làng Nghi Tàm.

Năm 1797 (Đinh Tỵ) 

Được anh trai là Nguyễn Đề cùng Đoàn Nguyễn Tuấn sắp xếp cho cưới cô Đoàn Nguyễn Thị Huệ.

Được anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn giao cho gia trang tại Quỳnh Hải.

Năm 1803 (Quý Hợi)

[Vua Gia Long ra Bắc]

Đem quân lương đi đón vua Gia Long, đến Phù Dung, trấn Sơn Nam Thượng thì gặp Vua

Vua phong ngay tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay là huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).

Mấy tháng sau, thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội), được đặc cách lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm 1805 (Ất Sửu)

Được thăng Đông các học sĩ, tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân.

Năm 1807 (Đinh Mão)

Được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1808 (Mậu Thìn)

Mùa thu, xin về quê nghỉ.

Năm 1809 (Kỷ Tỵ)

Được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình.

Năm 1813 (Quý Dậu)

Được thăng Cần chánh điện học sĩ (chính Tam phẩm) và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh.

Năm 1814 (Bính Tuất)

Đi sứ về, được thăng Lễ bộ hữu Tham tri (tòng Nhị phẩm).

Năm 1820 (Canh Thìn)

[Vua Gia Long qua đời, Nguyễn Phúc Đảm nối ngôi]

Được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong

Ngày 16/9 (16/9) bị bệnh dịch tả, qua đời

5. Hậu sự

Năm 1824 (Giáp Thân)

Di cốt được cải táng về quê nhà là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh.

6. Tác phẩm và công trình tiêu biểu

a) Chữ Nôm

Truyện thơ Đoạn trường tân thanh (Tác phẩm nổi tiếng nhất)

Văn tế thập loại chúng sinh

Thác lời trai phường nón

Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ

b) Chữ Hán

Theo gia phả họ Nguyễn ở Tiên Điền thì Nguyễn Du để lại 3 tập thơ chữ Hán:

Thanh Hiên tiền hậu tập (78 bài),

Nam trung tạp ngâm (40 bài),

Tập thơ Bắc hành tạp lục (132 bài).

6. Giải thưởng và tôn vinh

Tôn vinh là Đại thi hào

Năm 1965 được Hội đồng hòa bình thế giới của UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh.

Ngày 17/11/2015 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp báo tại Hà Nội, giới thiệu về các hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du. Ngày 5/12 Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo và Nhà hát Nghệ thuât đương đại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015) tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Từ ngày 28/11-5/12 còn tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh; Tuần Văn hóa, Du lịch Nguyễn Du tại Hà Tĩnh.

Từ ngày 17/11-25/11 diễn ra Tuần triển lãm về Nguyễn Du tại địa điểm Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, đồng tổ chức Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam

7. Tham khảo

a) Internet

vi.wikipedia.org: Nguyễn Du

m.baoninhthuan.com.vn: Tiều sử đại thi hào Nguyễn Du

thivien.net: Trang thơ Nguyễn Du

b) Ấn phẩm

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *