Thể hành
1. Thông tin
– Tên: Thể hành
– Soạn giả: Phong Lục
– Giảng viên: Long Phúc
2. Sơ lược
Thể thơ cổ có nguồn gốc từ thơ Nhạc phủ đời nhà Hán (Trung Quốc). Nằm trong nhóm thể thơ cổ phong. Có thể tạm coi thơ Trung Quốc bắt đầu từ Kinh thi, được coi là do Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN) san định từ những bài ca dao thời đó. Tiếp theo xuất hiện Ly tao, Cửu ca,… của Khuất Nguyên (340 TCN – 278 TCN) đã mở đường cho lối Sở từ (cũng còn được gọi là Ly tao thể). Đây là hai nguồn gốc cơ bản, những thi nhân về sau dựa vào đây và từng bước phát triển hình thành nên toàn bộ thơ ca Trung Quốc về sau.
Đặc trưng của những bài trong Kinh thi chủ yếu là tứ ngôn, còn lối Sở từ thì dùng các liên từ “chi” 之, “hề” 兮 trong câu, và cũng góp phần vào sự hình thành của thể thơ ngũ ngôn và thất ngôn về sau.
Thông thường thì nó tường thuật một cảnh ngộ mà nhà thơ bất chợt nhìn thấy hoặc nghe kể lại, đồng thời nó nói lên những cảm nghĩ của nhà thơ trước tình cảnh đó. Nói gọn, thể “ca hành” đều dài, không hạn chế câu chữ, không cần niêm, đối chặt chẽ; và đều có tính tự sự, tính trữ tình.
Đặc tính của thể thơ này, đa phần phản ảnh khẩu khí của cá nhân tác giả: Bất mãn, thất vọng trước xã hội, thời thế.
Đặc điểm: ngả về sự kiện mới lạ… Cách thể hiện đối tượng được kể nhiều hơn tả
3. Kết cấu
Bài thơ thường đề cập đến những vấn đề chung, những sự kiện mới lạ, bất ngờ hay những đồng cảm tạo ấn tượng mạnh mẽ; chủ thể trữ tình thường kể lại sự việc với tâm trạng bức xúc, có thể bày tỏ thái độ, chính kiến; thể thơ cổ phong thường được sử dụng để sự biểu đạt không bị gò bó, ràng buộc.
Về phạm vi đối tượng được đề cập, thể hành thiên về cái chung, cái lớn lao của tự nhiên, cộng đồng,…
Về thể thơ, hành cũng dùng cổ phong khá phổ biến.
Ca và hành có thể kết hợp với nhau
4. Một số tác phẩm tiêu biểu
Đoản ca hành
Trường ca hành
Phụ bệnh hành
Mãnh hổ hành
Oán ca hành – Ban Tiệp Dư
Hành hành trùng hành hành – Khuyết danh
Dương phụ hành – Cao Bá Quát
Ninh Minh giang chu hành – Nguyễn Du
Dự Nhượng kiều chuỷ thủ hành – Nguyễn Du
Trở binh hành – Nguyễn Du
Bất tiến hành – Nguyễn Du
Tống biệt hành – Thâm Tâm
Hành phương Nam – Nguyễn Bính
Biên cương hành – Phạm Ngọc Lư
Giới lộ hành – Tào Tháo
Bộ xuất Hạ Môn hành – Tào Tháo
Tòng quân hành – Dương Quýnh
Yên ca hành – Tào Phi
Binh xa hành – Đỗ Phủ
Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị
5. Giải thưởng và tôn vinh
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm