Tiên Dung
1. Thông tin
– Tên gọi Tiên Dung (仙容)
Hay còn gọi là Tiên Dung công chúa
– Sinh tại Văn Lang
Mất tại Văn Lang. (nay là thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
– Nhân vật trong huyền sử Việt Nam.
2. Gia đình và hôn nhân
a) Thân thế
– Ông nội là Hùng Vương XVII.
– Bố là Hùng Vương XVIII.
– Có 3 người anh em là Ngọc Hoa, Ngọc Nương và Hùng Vương XIX.
b) Hôn nhân và con cái
– Quan hệ gia đình với chồng là Chử Đồng Tử.
3. Con người và tính cách
– Nhan sắc tuyệt trần, đã đến tuổi trưởng thành mà không chịu lấy chồng, chỉ thích ngao du sơm thủy.
4. Cuộc đời và sự nghiệp
– Vào một ngày đẹp trời, khi đang dạo thuyền chơi dọc sông Hồng, thấy phong cảnh hữu tình bèn cho dừng thuyền lại, sai thị nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm lau. Khi tắm dội nước cát trôi, lộ ra thân hình 1 chàng trai trẻ giấu mình dưới cát, không quần áo. Ấy là Chử Đồng Tử.
Trước người con gái, Chử định chạy trốn, nhưng Tiên Dung nói: Ta và chàng tình cờ gặp nhau thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt”. Liền truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và làm lễ kết duyên ngay trên thuyền.
Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn thì nổi giận, không chấp nhận là con nữa. Tiên Dung cũng không dám về nên ở cùng với Chử Đồng Tử, sống cuộc sống bình dị, mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hóa trên sông. Dần trở thành nơi đô hội, thuyền bè tấp nập .
Cảm mến tình cảnh 2 vợ chồng, Tiên Ông đã truyền phép thần cho Chử Đồng Tử, sau dó họ đi khắp vùng Khoái Châu dùng phép để cứu người chết do nạn dịch, đói khổ…
Có kẻ nịnh thần về tâu với vua Hùng rằng vợ chồng Tiên Dung đang dùng phép lạ dựng thành quách, muốn lập riêng bờ cõi. Nghĩ con làm phản, vua Hùng sai quân đánh dẹp. Vì không muốn cưỡng lại mệnh cha nên nửa đêm họ tạo 1 trận cuồng phong, cuốn cả lâu đài thành quách của mình bay lên trời, để lại một vùng đầm lầy nước rộng mênh mông. Người đời sau gọi đó là đầm Nhất Dạ
5. Giải thưởng và tôn vinh
a) Đền thờ
– Đền thờ Tiên Dung công chúa gồm hai đền chính
+ Đền Hóa (nơi Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân bay về trời) thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
+ Đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. (Đền dựng thời kỳ Pháp đốt đền Hóa, được dân gian gọi là đền “Tránh” (tránh nạn)).
– Nhiều làng thuộc các tỉnh nằm ở hạ lưu châu thổ sông Hồng như Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam đều có thờ đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân công chúa. Nhưng ở Hưng Yên là có nhiều đền nhất, có 45 làng cùng thờ.
– Một số đền thờ làng khác như:
+ Đền Ngự Dội làng Màn Trầu, huyện Đông Yên (nay là thôn Toàn Thắng, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam).
+ Đền làng Quan Xuyên, xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
b) Lễ hội
– Lễ hội Đa Hòa – Dạ Trạch tại 2 ngôi đền Đa Hòa và đền Hoá
6. Tham khảo