Nước Văn Lang
1. Thông tin
– Tên gọi là Văn Lang.
– Thành lập năm 2525 TCN
2. Tổ chức chính trị
– Người thành lập: Hùng Vương III.
– Trải qua 17 đời trị vì.
+ Hùng Lân vương (雄麟王).
+ Hùng Diệp vương (雄曄王)
+ Hùng Hi vương (雄犧王) Phần bên trái chữ “hi” 犧 là bộ “ngưu” 牛
+ Hùng Huy vương (雄暉王)
+ Hùng Chiêu vương (雄昭王)
+ Hùng Vĩ vương (雄暐王)
+ Hùng Định Vương (雄定王). Húy là Lang Liêu
+ Hùng Hi vương (雄曦王) Phần bên trái chữ “hi” 曦 là bộ “nhật”日
– Hùng Vương III sai các em trai phân trị.
Đặt các em thứ làm tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng.
Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương.
Quan Hữu ty gọi là Bố chính; thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ
Xưng thần là khôi, đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo.
3. Vị trí đía lý
– Lãnh thổ nước Văn Lang được xác định ở khu vực đồng bằng sông Hồng, phía đông bắc giáp với Âu Việt, phía tây bắc thuộc các tỉnh miền bắc Việt Nam và một phần đất Quảng Tây (Trung Quốc ngày nay), phía đông giáp với biển Đông, phía tây tiếp giáp và chạy dọc theo dãy núi Hoàng Liên Sơn (ngày nay thuộc tỉnh Lào Cai, Sơn La, Việt Nam), phía nam giáp Hồ Tôn Tinh (hay Hồ Tôn – một quốc gia Champa cổ).
– Theo sử cũ thì Hùng Vương đã chia nước Văn Lang ra làm 15 bộ:
+ Văn Lang (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ).
+ Chu Diên (nay thuộc Tp. Hà Nội).
+ Phúc Lộc (nay thuộc Tp. Hà Nội).
+ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Tuyên Quang).
+ Vũ Định (nay thuộc tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng).
+ Vũ Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh).
+ Lục Hải ( nay thuộc tỉnh Lạng Sơn).
+ Ninh Hải (nay thuộc tỉnh Tuyên Quang).
+ Dương Tuyền (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
+ Giao Chỉ (nay thuộc Tp. Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình).
+ Cửu Chân (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa).
+ Hoài Hoan (nay thuộc tỉnh Nghệ An).
+ Cửu Đức (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh).
+ Việt Thường (nay thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị).
+ Bình Văn (Đang cập nhật…).
– Dân số khoảng 40 – 50 vạn người, chủ yếu phân bố ở khu vực trung du, hạ du sông Hồng và sông Mã.
4. Hoạt động Văn hóa xã hội
Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục: “Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hậu, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám chi“.
– Đời Hùng Vương thứ nhất dân làm nghề đánh cá, hay bị thuồng luồng làm hại, vua bắt lấy chàm vẽ mình để thú dữ tưởng là đồng loại, không làm hại nữa.
Sử cũ chép thuyền ta ở đằng mũi hay vẽ hai con mắt, để thủy quái ở sông, biển trông thấy mà sợ.
– Thời ấy, người dân lấy vỏ cây làm quần áo, bện cỏ làm chiếu, lấy nước nhựa cây làm rượu, lấy bột cây quang lang, cây soa đồng làm bánh làm cơm, lấy cầm thú ngư trùng làm mắm, lấy rễ gừng làm muối. Cày bằng dao, cắt bằng lửa, làm cơm nếp bẳng ống tre, gác cây làm nhà sàn, cắt tóc ngắn để đi vào rừng cho tiện, khi có người chết thì lấy cối chày không ra mà giã để báo tin cho hàng xóm. Trai gái cưới nhau lấy muối làm lễ hỏi, phong chuối làm đầu, rồi mới giết trâu làm lễ thành hôn, đem cơm nếp và phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi mới tương thông.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí: “Lúc bây giờ, vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc. Dân đều vẽ mình, uống nước bằng mũi, cùng nhau vui chơi vô sự“.
– Năm Mậu Thân thứ V, đời Đường Nghiêu ( khoảng 2557 – 2258 TCN) Hùng Vương sai sứ sang tặng vua Nghiêu con rùa thần, có lẽ hơn nghìn năm, mình rùa hơn 3 thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch.
– Năm 1110 TCN, Hùng Vương sai sứ sang (Trung Quốc) tặng Thành Vương nhà Chu chim trĩ trắng.
Cổ sử Trung Hoa có chép: vào thời Chu Thành Vương (1042-1021 TCN) có người ở Việt Thường đến dâng chim trĩ trắng. Khi sứ giả Việt Thường về nước, vì không biết đường nên Chu Công đã cho lấy năm cỗ xe bình xa (軿車, xe có màn che thời xưa) sửa thành xe chỉ nam rồi cấp cho sứ giả để giúp sứ giả xác định phương hướng. Có thể đặt ra giả thiết: hoặc Văn Lang là nhà nước kế tục Việt Thường, khi Văn Lang thay thế Việt Thường đã đặt tên Việt Thường làm một trong 15 bộ của mình; hoặc Việt Thường là một bộ lạc trong nhà nước Văn Lang. Cả Văn Lang và Việt Thường đều có thể xếp vào thời kỳ những vua Hùng, tên nước thì có thể đặt từ khi thành lập để gọi nhưng tên thời đại Hồng Bàng thì chắc chắn sau này các sử gia tự đặt cho dễ sắp xếp và theo dõi.