Việt Nam
1. Thông tin
– Tên chính thức Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tên gọi Việt Nam. Tên chữ Hán 越南
Trải qua lịch sử với gần 40 tên gọi. Năm 1804 vua nhà Thanh công nhận “Việt Nam” là quốc hiệu Nhà Nguyễn (vua Gia Long). Chữ “Việt” (越) đặt ở đầu biểu thị đất Việt Thường, cương vực cũ của nước này. Chữ “Nam” (南) đặt ở cuối thể hiện đất An Nam, là cương vực sau này. Đặt quốc hiệu là “Việt Nam” 越南 không nhầm với nước Nam Việt và thể hiện vị trí địa lý nằm ở phía nam Bách Việt.
Tên quốc tế Vietnam hay Vietnamese hoặc Viet Nam
Mã ISO 3166: VN
– Tuyên bố độc lập: 2/9/1945
Thống nhất đất nước: 30/4/1975
Quốc hiệu hiện tại: 2/7/1976
Hiến pháp hiện tại ban hành: 28/11/2013
– Thủ đô: Hà Nội
– Ngôn ngữ: Tiếng Việt
– Tiêu ngữ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– Quốc ca: Tiến quân ca
2. Vị trí
– Quốc gia nằm Châu Á, trong khu vực Đông Nam Á và ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.
– Múi giờ: UTC+07:00 (Giờ chuẩn Việt Nam). Ghi ngày tháng: Ngày/tháng/năm
3. Đặc điểm
– Phía tây giáp với Lào và Campuchia
Phía bắc giáp với Trung Quốc
Phía đông là biển Đông
Phía nam giáp với Vịnh Thái Lan
4. Địa lý
– Khoảng cách giữa cực bắc và cực nam của Việt Nam theo đường chim bay là 1650 km. Nơi có chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình với chưa đầy 50 km. Đường biên giới đất liền dài hơn 4.600 km (trong đó, biên giới giữa Việt Nam – Lào dài nhất với gần 2.100 km, tiếp đến là Trung Quốc và Campuchia). Tổng diện tích là 331.212 km² gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo cùng hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm và cả hai quần đảo ngoài khơi xa trên Biển Đông là Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà) và Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).
– Núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40%. Và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc; dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam.
– Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
– Đồng bằng chiếm khoảng một phần tư diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư.
– Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
5. Tài nguyên, khoáng sản
– Đất chủ yếu là đất ferralit vùng đồi núi (ở Tây Nguyên hình thành trên đá bazan) và đất phù sa đồng bằng. Ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long tập trung đất phèn.
– Rừng ở Việt Nam chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới khu vực đồi núi còn vùng đất thấp ven biển có rừng ngập mặn. Đất liền có các mỏ khoáng sản như phốt phát, vàng. Than đá có nhiều nhất ở Quảng Ninh. Sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh. Ở biển có các mỏ dầu và khí tự nhiên.
6. Khí hậu
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết biến động thường xuyên. Phía bắc dãy Bạch Mã có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc lạnh và khô vào mùa đông tạo nên mùa đông lạnh; gió tây nam nóng khô và đông nam ẩm ướt vào mùa hè. Phía nam có gió đông bắc vào mùa khô và gió tây nam vào mùa mưa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, Việt Nam trải qua các đợt lụt và bão, có lượng mưa từ 1.200 – 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C – 37 °C. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 độ Celsius trong vòng 50 năm (1964–2014)
7. Sinh thái
– Nằm trong vùng sinh thái Indomalaya.
– Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005. Việt Nam là một trong 25 quốc gia được coi là có mức độ đa dạng sinh học cao duy nhất. Được xếp hạng thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã được tìm thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú (trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu). Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt (chiếm 9,6% tổng số loài tảo), cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển.
– Vào cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java nhỏ được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên, cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
– Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn, trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển, bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.
8. Tổ chức chính trị
– Người thành lập: Hồ Chí Minh
– Chế độ: Xã hội chủ nghĩa, với cơ chế có duy nhất một đảng chính trị lãnh đạo.
– Các chủ tịch nước qua từng thời kỳ:
Tôn Đức Thắng (1888 – 1980)
Nguyễn Hữu Thọ (1910 – 1996) (Quyền Chủ tịch nước)
Trường Chinh (1907 – 1988)
Võ Chí Công (1912 – 2011)
Lê Đức Anh (1920 – 2019)
Trần Đức Lương (1937)
Nguyễn Minh Triết (1942)
Trương Tấn Sang (1949)
Trần Đại Quang (1956 – 2018)
Đặng Thị Ngọc Thịnh (1959) (Quyền Chủ tịch nước)
Nguyễn Phú Trọng (1944) (Đương nhiệm)
9. Hành chính
– Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.
– Chia ra 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương với thủ đô là Hà Nội (tổng cộng có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương)
Thành phố Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Cần Thơ
Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Hải Phòng
Tỉnh An Giang
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh Bạc Liêu
Tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bình Định
Tỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Thuận
Tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Gia Lai
Tỉnh Hòa Bình
Tỉnh Hà Giang
Tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hà Tĩnh
Tỉnh Điện Biên
Tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh Lai Châu
Tỉnh Kon Tum
Tỉnh Long An
Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lào Cai
Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nam Định
Tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Ninh Thuận
Tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Yên
Tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Sơn La
Tỉnh Thái Bình
Tỉnh Thừa Thiên – Huế
Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Trà Vinh
Tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tây Ninh
Tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Yên Bái
– Dưới cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Tính đến tháng 3 năm 2020, Việt Nam có 707 đơn vị cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh.
– Dưới cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh là các đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
– Dưới cấp phường/xã/thị trấn là các khu vực không chính thức với tên gọi khác nhau như khu phố, tổ dân phố, làng, thôn, ấp, khóm, buôn, bản, xóm…
10. Lịch sử
– Tại các vùng phía Bắc, con người sinh sống trong các hang động đá vôi và sống bằng các hoạt động săn thú, hái lượm. Trong khi đó, tại các vùng duyên hải miền Trung như Nghệ An, con người chủ yếu sống bằng đánh cá.
Đến thời đại đồ đá mới người Việt cổ bắt đầu biết canh tác lúa nước, con người bắt đầu biết chế tác công cụ tinh tế hơn và làm đồ gốm với kỹ thuật tinh xảo.
– Đến khoảng thiên niên kỷ I TCN vào cuối thời kỳ đồ đồng, khu vực lúa nước ở sông Hồng và sông Cả phát triển thành nền văn hóa Đông Sơn rồi cùng thời gian đó, những nhà nước đầu tiên lần lượt xuất hiện đó là Văn Lang và Âu Lạc.
– Từ thế kỷ II TCN, các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị người Việt hơn 1000 năm. Sau các lần khởi nghĩa không thành của những tướng lĩnh như Bà Triệu, Mai Thúc Loan hoặc giành độc lập trong thời gian ngắn như Hai Bà Trưng, Lý Bí.
– Đến năm 905, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, song chưa hẳn là độc lập vì Dụ tự nhận mình là quan triều đình phương Bắc.
– Đến năm 938, sau khi chỉ huy trận sông Bạch Đằng đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền lập triều xưng vương, đánh dấu độc lập khỏi các triều đình phương Bắc vào năm 939.
– Sau nhà Ngô, lần lượt các triều Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần tổ chức chính quyền tương tự các triều đại Trung Hoa, lấy Phật giáo làm tôn giáo chính của quốc gia và cho truyền bá cả Nho giáo và Đạo giáo.
– Nhà Tiền Lê, Lý và Trần đã chống trả các cuộc tấn công của nhà Tống và nhà Mông – Nguyên, đều thắng lợi và bảo vệ được Đại Việt.
– Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu, tiến hành cải cách.
– Năm 1407, Đại Ngu bị Nhà Minh thôn tính. Một số thành viên hoàng tộc nhà Trần khởi nghĩa, lập nhà Hậu Trần và bị quân Minh đánh bại sau 7 năm.
– Năm 1427, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nhà Hậu Lê, giành lại độc lập (năm 1428).
– Vào đầu thế kỷ XVI, Nhà Lê sơ suy yếu, bị Nhà Mạc cướp ngôi nên một bộ phận quan lại trung thành đã lập người khác trong dòng dõi vua Lê lên làm vua, tái lập Nhà Lê. Nhà Lê trung hưng sau 60 năm giao tranh đã chiến thắng, diệt Nhà Mạc. Vua Lê khi đó là bù nhìn, hai tập đoàn phong kiến Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tranh chấp nhau, gây nội chiến kéo dài hơn 100 năm, chia cắt Đại Việt thành đàng Ngoài và đàng Trong trong 200 năm.
– Cuối thế kỷ XVIII, tướng khởi nghĩa Nguyễn Huệ trong 15 năm đã đánh bại cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn cùng các cuộc xâm chiếm của Xiêm và Thanh để lập Nhà Tây Sơn, tái thống nhất Đại Việt. Nguyễn Huệ mất, với người kế vị Cảnh Thịnh, nhà Tây Sơn bị Nguyễn Ánh – một thành viên dòng họ Chúa Nguyễn cùng với viện trợ từ Pháp và Xiêm lật đổ, lập Nhà Nguyễn. Suốt thời phong kiến, các triều Lý, Trần, Hậu Lê và chúa Nguyễn thu phục Chiêm Thành, Chân Lạp và Tây Nguyên ở phía Nam, mở mang bờ cõi.
– Việt Nam tiếp xúc với phương Tây từ thế kỷ XVI. Vào thế kỷ XVII, Đàng Trong và Đàng Ngoài trao đổi thương mại trước hết với Bồ Đào Nha và Hà Lan, sau thêm Anh và Pháp. Các tu sĩ Dòng Tên do Bồ Đào Nha bảo trợ đến truyền bá Công giáo từ năm 1615, được Hội Thừa sai Paris và Dòng Đa Minh tiếp nối. Công giáo tại Việt Nam phát triển trong 2 thế kỷ tiên khởi XVII và XVIII. Từ thời Gia Long, Nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng, cấm ngoại thương, không tiếp xúc công nghệ tiên tiến.
– Nửa sau thế kỷ 19, Pháp xâm lược bán đảo Đông Dương, thâu tóm nhà Nguyễn và thành lập Liên bang Đông Dương năm 1887. Thời Pháp thuộc, văn hóa, khoa học, kỹ thuật phương Tây được truyền bá song hành truyền thống.
– Thế chiến thứ hai, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, dựng nên Đế quốc Việt Nam, chính thể không thực quyền phải nộp thuế và cung ứng Nhật tài nguyên có lúa gạo, góp phần gây nạn đói Ất Dậu. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Minh giành chính quyền, đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.
– Pháp tính lấy lại Đông Dương, do vấp phải phản kháng của phía ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên đã hậu thuẫn lập Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại, cựu hoàng đế Nhà Nguyễn làm Quốc trưởng.
– Chiến tranh Đông Dương kết thúc, Pháp rút, Việt Nam chia thành hai vùng tập kết quân sự chờ cuộc bầu cử thống nhất nhưng không thành do Việt Nam Cộng hòa kế thừa Quốc gia Việt Nam, được Hoa Kỳ hỗ trợ tài chính, quân sự từ chối bầu cử. Nhà nước xã hội chủ nghĩa miền Bắc hậu thuẫn các lực lượng miền Nam chủ trương chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa để thống nhất Việt Nam, gây ra xung đột quân sự mà có sự tham chiến của Mỹ và đồng minh và kết thúc vào ngày 30/4/1975 khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng.
– Năm 1976, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức tuyển cử hợp nhất. Do chiến tranh biên giới phía Bắc và chiến tranh biên giới Tây Nam, giữ chính sách bao cấp và bị Hoa Kỳ cấm vận, Việt Nam hậu chiến rơi vào khủng hoảng kinh tế và xã hội. Cùng năm đặt thủ đô là Hà Nội.
– Năm 1986, Đại hội Đảng lần VI chấp thuận Đổi mới, cải tổ nhà nước và chuyển nền kinh tế theo hướng mới. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995 và gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào cùng năm.
11. Sắc tộc
Các dân tộc: Kinh, Tày, Thái Mường, Khmer, H’Mông, Nùng, …
12. Quân sự
– Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ. Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA) là tên chính thức cho tổ chức quân sự hoạt động ở Việt Nam, được chia thành:
Quân chủng Lục quân
Quân chủng Hải quân
Quân chủng Phòng không – Không quân
13. Ngoại giao
– Năm 1977 gia nhập Liên Hiệp Quốc. Là Ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU
Năm 1995, gia nhập khối ASEAN.
Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia (gồm 43 nước châu Á, 47 nước châu Âu, 14 nước châu Đại Dương, 30 nước châu Mỹ và 55 nước châu Phi).
Thành viên của 63 tổ chức quốc tế và quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ
Từng tổ chức các hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010), ASEM (2004), Thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Cộng đồng Pháp ngữ (1997), Hội nghị Thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ lần 2 (2019).
Từng làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 và 2020 – 2021, thành viên của ECOSOC nhiệm kỳ 2016 – 2018, Chủ tịch luân phiên ASEAN (2010, 2020).
14. Kinh tế
– Đơn vị tiền tệ: Đồng (₫) VND
– Ngày 7/11/ 2006, được phép gia nhập WTO sau khi kết thúc đàm phán song phương với các nước có yêu cầu và chính thức là thành viên thứ 150 ngày 11/1/2007.
15. Giao thông
– Quy định đi lề bên phải.
– Các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc – nam. Hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ… Có tổng chiều dài khoảng 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, số ít các tuyến đường huyện lộ đang còn là các con đường đất. Hệ thống đường sắt Việt Nam dài tổng 2652 km, trong đó tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1726 km được gọi là Đường sắt Bắc Nam.
Các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo hướng đông – tây dựa theo các con sông như sông Đà, sông Hồng, sông Sài Gòn. Dự kiến quy hoạch tuyến đường bộ ven biển Việt Nam trong tương lai bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Quảng Ninh tới cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang dài khoảng 3.041 km. Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển như cảng Hải Phòng, cảng Quy Nhơn, cảng Sài Gòn.
16. Truyền thông
– Mã điện thoại: +84
– Tên miền internet: .vn
– Có bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay, hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời. Thống kê đến tháng 7 năm 2010, tại Việt Nam có 706 cơ quan báo chí in, trong đó có 178 báo và 528 tạp chí. Có 65 đài phát thanh – truyền hình, gồm 2 đài phát thanh – truyền hình trung ương (VTV, VOV) và 63 đài phát thanh – truyền hình ở các địa phương. Có 34 báo điện tử, 180 trang tin điện tử của các cơ quan tạp chí, báo, đài và hàng ngàn trang thông tin điện tử.
Tại Việt Nam, tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, và dưới sự định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật pháp chưa cấp phép cho báo chí tư nhân hoạt động.
17. Du lịch
– Các điểm du lịch từ Bắc đến Nam, từ miền núi tới đồng bằng, từ các thắng cảnh thiên nhiên tới các di tích văn hóa lịch sử. Các điểm du lịch miền núi như Sapa, Bà Nà, Đà Lạt. Các điểm du lịch ở các bãi biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và các đảo như Cát Bà, Côn Đảo, Lí Sơn.
18. Khoa học
– Một bộ chiến lược phát triển quốc gia cho các lĩnh vực trong kinh tế, chủ yếu liên quan đến khoa học công nghệ. Ví dụ là Chiến lược phát triển bền vững (2012) và Chiến lược phát triển ngành cơ khí (2006), cùng với Tầm nhìn 2020 (2006).
19. Dân số
– Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Các dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số này, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường,… Người Ơ Đu có số dân ít nhất. Có các dân tộc mới di cư vào Việt Nam vài trăm năm trở lại đây như người Hoa. Người Hoa và người Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân số giảm giai đoạn 1999 – 2009.
20. Ngôn ngữ
– Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, thuộc Ngữ hệ Nam Á, là ngôn ngữ của người Kinh và được nói bởi phần lớn dân số. Trong lịch sử ban đầu của nó, văn tự tiếng Việt sử dụng chữ Hán, sau này xuất hiện thêm chữ Nôm dựa trên chất liệu chữ Hán hình thành từ khoảng thế kỷ 7 tới thế kỷ 13. bằng chữ Nôm.
– Chữ Quốc ngữ, hệ chữ dùng ký tự Latinh để viết tiếng Việt, được phát triển vào thế kỷ 17 bởi các nhà truyền giáo Dòng Tên như Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, sau này được sử dụng rộng rãi thông qua các định chế và phong trào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.
– Các nhóm thiểu số ở Việt Nam nói nhiều ngôn ngữ, bao gồm: tiếng Tày, tiếng Mường, tiếng Chăm, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Nùng và tiếng H’Mông.
– Nhiều người Việt Nam có học ngôn ngữ thứ hai là tiếng Pháp, đặc biệt là trong thế hệ cũ và những người được giáo dục ở miền Nam. Ngoài ra, Tiếng Nga và ở mức độ thấp hơn là tiếng Đức, tiếng Séc và tiếng Ba Lan được biết đến trong một số người miền Bắc. Tiếng Anh ngày càng được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai và việc học tiếng Anh giờ đây bắt buộc hầu hết các trường học bên cạnh hoặc thay thế cho tiếng Pháp.
21. Tôn giáo
– Thống kê năm 2014: Tín ngưỡng dân gian (hoặc không tôn giáo) (73.1%), Phật giáo (12.2%), Công giáo (6.9%), Cao Đài (4.8%), Tin Lành (1.5%), Hòa Hảo (1.4%), Khác (0.1%)
22. Tội phạm và tệ nạn
– Các băng nhóm tội phạm có tổ chức như Năm Cam, Khánh Trắng. Một loại hình tội phạm khác đó là tham nhũng với một số vụ án như PMU 18, Vinashin. Việt Nam hiện vẫn duy trì án tử hình.
23. Giáo dục
– Có 5 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Các trường đại học chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
– Có tổng 376 trường cao đẳng, đại học trên cả nước, trong đó Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý 54 trường. Ba cơ sở đại học lớn nhất quốc gia gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
– Năm 1988, Bộ Đại học ra Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long, trường đại học dân lập đầu tiên tại Việt Nam và đến năm 2017, toàn Việt Nam có 84 trường dân lập, tư thục.
24. Y tế
– Tính đến năm 2010, toàn Việt Nam có 1.030 bệnh viện, 44 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, 622 phòng khám đa khoa khu vực; với khoảng 246.300 giường bệnh. Bên cạnh các cơ sở y tế nhà nước đã bắt đầu hình thành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện nhà nước. Mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia.
Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên ngành y tế đã có 250.000 người, trong đó có 47.000 người có trình độ đại học các loại.
25. Văn hóa
– 54 dân tộc có những phong tục, những lễ hội mang ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng. Từ văn hóa bản địa thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp thế kỷ XIX, phương Tây trong thế kỷ XX và toàn cầu hóa từ thế kỷ XXI.
26. Âm nhạc
– Ảnh hưởng nặng nhất bởi truyền thống âm nhạc Trung Quốc, cùng Hàn Quốc, Mông Cổ và Nhật Bản.
Nhã nhạc là hình thức ca nhạc cung đình.
Chèo là một hình thức sân khấu ca nhạc cổ.
Xẩm là một loại nhạc dân gian Việt Nam.
Quan họ có ở Bắc Ninh và Bắc Giang.
Hát chầu văn là hình thức ca nhạc hầu đồng trong các nghi lễ.
Nhạc dân tộc cải biên là một hình thức hiện đại của âm nhạc dân gian Việt Nam xuất hiện từ những năm 1950.
Ca trù là một loại hình diễn xướng âm nhạc giàu chất liệu thi ca.
Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15/11/2005
Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản phi vật thể.
Các nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, đàn gáo, đàn nguyệt… với đàn đá là nhạc cụ gõ cổ nhất Việt Nam.
Âm nhạc hiện đại được gọi là V-pop, một thể loại tân nhạc trong công cuộc hiện đại hóa âm nhạc Việt Nam, do người Việt sáng tác và biên soạn nhạc. Những ca sĩ của Việt Nam như Đàm Vĩnh Hưng được mệnh danh là “Ông hoàng nhạc Việt”, nghệ sĩ nữ như Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà và Mỹ Linh được công chúng và báo chí công nhận là 4 diva của Việt Nam. Sơn Tùng M-TP đã đạt được những thành công và giành được nhiều giải thưởng từ trong nước và quốc tế, anh được xem là một trong những ngôi sao nhạc pop thành công nhất Đông Nam Á hiện nay và được mệnh danh là “Hoàng tử V-pop”. Một số ca sĩ khác như Mỹ Tâm, Min cũng đã đạt được một vài thành công tại thị trường âm nhạc thế giới.
27. Trang phục
Áo dài của người Kinh là trang phục truyền thống phổ biến nhất ở Việt Nam, được mặc trong những dịp đặc biệt như đám cưới và lễ hội. Áo dài đã từng được mặc bởi cả hai giới, nhưng ngày nay chủ yếu dành cho phụ nữ, còn đàn ông rất ít khi mặc. Áo dài trắng là đồng phục bắt buộc cho nữ sinh trung học ở nhiều trường trung học phổ thông khắp Việt Nam, ít nhất là phải mặc trong tiết Chào cờ.
Ngoài ra còn có một số trang phục truyền thống khác bao gồm áo giao lĩnh, áo tứ thân, áo ngũ cốc, yếm, áo bà ba, áo gấm, áo Nhật Bình,…
Mũ nón truyền thống bao gồm nón lá và nón quai thao. Các trang phục truyền thống của người dân tộc thiểu số đôi khi cũng được sử dụng.
28. Ẩm thực
Nước mắm, nước tương,…
29. Thể thao
– Những môn thể thao mang tính cổ truyền ở Việt Nam có đấu vật, võ thuật, đá cầu, cờ tướng. Ở một số khu vực tập trung người dân tộc thiểu số có bắn nỏ, đẩy gậy.
Một số môn thể thao khác có thể kể đến là quần vợt, bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, cầu lông, billiards snooker và cờ vua.
Đoàn thể thao Việt Nam bắt đầu tham gia Olympic mùa hè từ năm 1952 cho tới nay và đã có được huy chương vàng đầu tiên và duy nhất vào năm 2016 của Hoàng Xuân Vinh trong môn bắn súng.
Ở Olympic người khuyết tật, Việt Nam tham gia từ năm 2000 và cũng có được huy chương vàng đầu tiên và môn cử tạ do lực sĩ Lê Văn Công đạt được
30. Một số ngày lễ chính
Ngày 1/1 Tết Dương lịch
Khoảng ngày 29/12 – 4/1 (30/12 AL) Tết Nguyên đán
Ngày 10/3 AL Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày 30/4 Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Ngày 1/5 Quốc tế lao động
Ngày 27/7 Thương binh liệt sỹ
Ngày 2/9 Quốc khánh
31. Tham khảo
69 Responses
[…] – Xuất thân từ cây Chiên đàn cổ thụ ở Bạch Hạc, Phong Châu (nay là Tam Giang, Bạch Hạc, Phú Thọ, Việt Nam). […]
[…] – Tên đầy đủ: Xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. […]
[…] – Tên đầy đủ: Vòng xuyến Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. […]
[…] Mất tháng 4/1405 (tức năm Ất Dậu) tại làng Hải Tân, xã Thượng Xá (nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Việt Nam) […]
[…] – Sinh ngày 1759 tại làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, Đại Nam (nay là thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Nam (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại làng Kẻ Gám, Đại Việt (nay là Xuân Thành, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại làng Kẻ Gám, Đại Việt (nay là Xuân Thành, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại làng Kẻ Gám, Đại Việt (nay là Xuân Thành, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] Chưa rõ năm sinh năm năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Sinh ngày 15/12/1992 (tức tháng 11/Nhâm Thân) tại Hòa Phú, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Việt Nam […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Sinh năm 1499 (Kỷ Mùi) tại xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, Đại Việt (nay là xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, Đại Việt (nay là thôn Tam Sơn, xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, Đại Việt (nay là thôn Tam Sơn, xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại xã Mỹ Lộc, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình, Đại Việt (nay là tỉnh Thái Bình, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Sinh năm (Ất Mão) tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Sinh năm 1665 (Ất Tỵ) tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại làng Ngột Nhi, tổng Nội Trà, xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, Đại Việt (nay là thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) […]
[…] – Sinh năm 1580 (Canh Thìn) tại làng Ngột Nhi, tổng Nội Trà, xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, Đại Việt (nay là thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại làng Ngột Nhi, tổng Nội Trà, xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, Đại Việt (nay là thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại làng Ngột Nhi, tổng Nội Trà, xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, Đại Việt (nay là thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Sinh năm 1509 (Kỷ Tỵ) tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Sinh năm 1537 (Đinh Dậu) tại thôn Đệ Nhất, tổng Thái Giá, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An, Đại Việt (nay là Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Sinh năm 1520 (Canh Thìn) tại làng Trảo Nha, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại làng Trảo Nha, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại Cổ Bái, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh tại làng Kẻ Gám, Đại Việt (nay là Xuân Thành, Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]
[…] – Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam) […]