Tỉnh Bắc Ninh

1. Thông tin

– Tên đầy đủ: Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

– Ngày thành lập: Đang câp nhật…

– Trụ sở: Số 10, đường Phù Đổng Thiên Vương, phường Suối Hoa, Tp. Bắc Ninh.

– Website: http://www.bacninh.gov.vn

– Mã bưu chính 22xxxx

– Mã điện thoại: 222

2. Vị trí

– Tọa độ: 21°11′15″B 106°04′24″Đ

– Vùng Đồng bằng sông Hồng

– Nằm ở phía bắc của Việt Nam

– Phía tây và tây nam giáp Tp. Hà Nội

Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang

Phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương

Phía nam giáp tỉnh Hưng Yên

3. Địa lý

– Diện tích: 822,71 km²

– Không hoàn toàn đồng bằng mà xen kẽ đồi thấp hướng dốc chủ yếu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, với các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình.

Có 3 hệ thống sông lớn chảy qua Bắc Ninh gồm sông Đuống chiều dài 42km, sông Cầu chiều dài 70 km và sông Thái Bình chiều dài là 17km. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các sông nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

5. Khí hậu

– Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông)

6. Tài nguyên, khoáng sản

– Rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng

– Chủ yếu là các vật liệu xây dựng như đất sét, đá, cát, đá sa thạch, than bùn.

7. Tổ chức chính trị

8. Hành chính

– Mã hành chính: VN-56

– Đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện. 126 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 26 phường, 6 thị trấn và 94 xã)

Tp Bắc Ninh

Thị xã Từ Sơn

Huyện Gia Bình

Huyện Lương Tài

Huyện Quế Võ

Huyện Thuận Thành

Huyện Tiên Du

Huyện Yên Phong

8. Lịch sử

Thời đại Hồng Bàng, nước Văn Lang được chia làm 15 bộ (trong đó bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay).

– Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện (trong đó có huyện Luy Lâu). Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào Việt Nam. Trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu – lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật – Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa – Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt.

– Đến thời Ngô Quyền, Giao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống thuộc Hà Nội, Bắc Ninh và một phần Hưng Yên.

– Thời loạn 12 sứ quân, địa bàn Bắc Ninh là nơi chiếm đóng của 2 sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê với các căn cứ ở Tiên Du và Thuận Thành.

– Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý – triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử – văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà – bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

– Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Trong đó lộ Bắc Giang (bao trùm Bắc Ninh, một phần Hà Nội và Bắc Giang ngày nay) gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).

– Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).

– Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc ngày nay).

– Mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam.

– Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang.

– Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên.

– Ngày 28/11/1948, huyện Gia Lâm sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên nhưng đến ngày 7/11/1949 lại sáp nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh.

– Năm 1960, huyện Văn Giang được tách sang tỉnh Hưng Yên.

– Ngày 20/4/1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.

– Năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc; cùng lúc đó, 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn hợp nhất thành huyện Tiên Sơn, 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng hợp nhất thành huyện Quế Võ. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sáp nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.

– Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 06/11/1996). Khi tách ra, tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính gồm: thị xã Bắc Ninh (tỉnh lị) và 5 huyện: Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong.

– Ngày 9/8/1999, chia huyện Tiên Sơn thành 2 huyện: Tiên Du và Từ Sơn; chia huyện Gia Lương thành 2 huyện: Gia Bình và Lương Tài.

– Ngày 26/1/2006, chuyển thị xã Bắc Ninh thành thành phố Bắc Ninh.

– Ngày 24/9/2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn.

– Ngày 25/12 năm 2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.

– Ngày 01/12/2018, Thị xã Từ Sơn được công nhận đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 28/7/2020, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Phố Mới mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV.

9. Kinh tế

– Đến 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

10. Giáo dục

– Tỉnh có nhiều Trạng nguyên nhất Việt Nam (17 trạng nguyên và 622 tiến sĩ)

– Quy hoạch 3 Làng Đại học

11. Y tế

– Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì đến năm 2010 có 217 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế (trong đó có 19 bệnh viện, 10 phòng khám khu vực và 186 trạm y tế)

– Gồm có các bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh

Bệnh viện Quân y 110

Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Ninh

Bệnh viện Kinh Bắc

Bệnh viện Tâm thần Bắc Ninh

Bệnh viện Phong và Da liễu Bắc Ninh

Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh

Bệnh viện Mắt Bắc Ninh

Bệnh viện Lao – Bệnh phổi Bắc Ninh

Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Bắc Ninh

Hệ thống bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

12. Dân số

– Hiện có 27 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng,…

13. Văn hóa

– Có 7 tôn giáo hoạt động bao gồm; Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Minh Lý đạo, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Có 40 xứ đạo Công giáo.

– Có đến 62 làng nghề truyền thống

Làng gốm Phù Lãng

Làng tương Đình Tổ

Làng Quan họ Viêm Xá

Làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Làng tranh Đông Hồ

Làng rèn sắt Đa Hội

Làng đúc đồng Đại Bái

Làng dệt Hồi Quan

13. Ẩm thực

– Bánh phu thê Đình Bảng

Bánh tẻ làng Chờ

Bánh khúc làng Diềm

Bánh đúc Đình Tổ

Bánh tro, bánh gai tươi

Bánh giò Phủ Từ

14. Du lịch

a) Lễ hội

– Hàng năm diễn ra 300 lễ hội lớn nhỏ:

Lễ hội Kinh Dương Vương ngày 16 – 18 tháng Giêng

Lễ hội Đại Lâm ngày 24 – 26 tháng Giêng

Lễ hội Lim ngày 13 – 15 tháng Giêng

Lễ hội làng Tam Đảo mồng 10 tháng 2

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ngày 14 tháng Giêng

Lễ hội chùa Phật Tích mồng 3 – 5 tháng Giêng

Lễ hội làng Kim Chân (làng Tiến sĩ) ngày 26 – 28 tháng 2

Lễ hội đền Đô ngày 15 tháng 3

Lễ hội Phù Đổng mồng 9 tháng 4

Lễ hội Thập Đình

Lễ hội Cao Lỗ Vương ngày 10 tháng 3

Lễ hội Đồng Kỵ mồng 4 tháng Giêng

Lễ hội chùa Dâu mồng 8 tháng 4

Lễ hội làng Vĩnh Kiều

Lễ hội làng Diềm mồng 5 – 7 tháng 2

b) Di tích lịch sử

– Có 495 di tích được Nhà nước công nhận xếp hạng (trong ddos có 190 di tích cấp Quốc gia, 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 301 di tích cấp Tỉnh)

– Vài trăm làng quan họ thờ Thánh Tam Giang ở ven sông Cầu.

– Khu du lịch văn hóa Quan họ Cổ Mễ (Tp. Bắc Ninh)

– Khu du lịch văn hóa Đền Đầm (Thị xã Từ Sơn)

– Khu du lịch văn hóa Phật Tích (huyện Tiên Du)

– Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyejn Gia Bình)

– Khu du lịch văn hóa lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong)

– Khu du lịch tâm linh Hàm Long – Núi Dạm (Tp. Bắc Ninh)

– 22 điểm di tích như: Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ Lê Văn Thịnh, đền chùa Cổ Lũng (xã Nội Duệ), chùa Lim, đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng

16. Giao thông

– Biển số xe: 99

a) Đường bộ

Cao tốc

Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn.

Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long – Móng Cái.

Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh – Thái Nguyên – Bắc Kạn.

Đường vành đai III Hà Nội.

Đường vành đai VI Hà Nội.

Quốc lộ

 Tuyến Quốc lộ 1A chạy từ Hà Nội lên Lạng Sơn.

Tuyến Quốc lộ 17 chạy từ Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Thái Nguyên.

 Tuyến Quốc lộ 18 chạy từ Nội Bài – Thành phố Bắc Ninh – Hạ Long – Cảng Cái Lân – Móng Cái.

Tuyến Quốc lộ 18 chạy từ Thành phố Bắc Ninh đi Hà Nam.

Tuyến Quốc lộ 17 được nâng cấp theo Quyết định số 2546/QĐ-BGTVT từ tỉnh lộ 282 đoạn (Huyện Quế Võ – Huyện Gia Bình – Huyện Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại Huyện Quế Võ) với Quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng) tại Thị trấn Trâu Quỳ – Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội (cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km).

Ngoài ra, Quốc lộ 5 nằm liền kề với Bắc Ninh.

Tỉnh lộ

Đi qua hầu hết các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa Hà Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận. Trong tỉnh có các tỉnh lộ như 179, 276, 280, 281, 282B, 283, 285, 285B, 287, 291, 295 kết nối các địa phương trong tỉnh với nhau. Đã có một số cây cầu bắc qua sông để nối Bắc Ninh với các địa phương khác hoặc các huyện với nhau như:

Cầu Mai Đình – Đông Xuyên
Cầu Đáp Cầu
Cầu Như Nguyệt
Cầu Phả Lại
Cầu Bình Than
Cầu Hồ

Cầu Phật Tích (cầu bắc ngang qua sông Đuống nối liền 2 cụm di tích Phật Tích và Lăng Kinh Dương Vương- Chùa Bút Tháp- Chùa Dâu)

Vận tải khách

Ngoài việc vận tải bằng xe khách còn có hoạt động của xe bus với 14 tuyến.

– Đường sắt

Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng chạy qua và tuyến đường sắt Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long (Yên Viên – Cái Lân).

Đường thủy

b) Cảng nội địa

– Có 6 cảng: Cảng Đáp Cầu, Cảng Á Lữ, Cảng Đức Long, Cảng Bến Hồ, Cảng Kênh Vàng, Cảng Tri Phương.

c) Đường hàng không

– Nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài

17. Danh nhân

Tiến sĩ Lê Văn Thịnh (1075)

Trạng nguyên năm 1234 Nguyễn Quan Quang

Lý Đạo Tái (1272) – Tổ thứ ba (Huyền Quang) của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Lưu Thúc Kiệm (1400)

Nguyễn Nghiêu Tư (1448) – Trạng Lợn, Lưỡng quốc Trạng nguyên

Vũ Kiệt (1472)

Nguyễn Quang Bật (1484)

Nghiêm Hoản (1496)

Nguyễn Giản Thanh (1508) – Trạng Me

Ngô Miễn Thiệu (1518) – Trạng nguyên – Tam Son

Hoàng Văn Tán (1523)

Nguyễn Lượng Thái (1553)

Phạm Quang Tiến (1565)

Vũ Giới (1577)

Nguyễn Xuân Chính (1637)

Nguyễn Đăng Đạo (1683) – Trạng Bịu, Lưỡng quốc Trạng nguyên

18. Giải thưởng và vinh danh

– Ngày 05/12/2015 được nhận 3 danh hiệu UNESCO Việt Nam là Quan họ, Ca trù và Trò chơi Kéo co (3/12)

– Gồm nhiều cái nhất so với cả nước: Diện tích tỉnh nhỏ nhất, Nhiều KCN nhất, Biển số xe lớn nhất

19. Tham khảo

Wikipedia

You may also like...

1 Response

  1. August 29, 2020

    […] Tên đầy đủ: Xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *