Triều đại Hồng Bàng

1. Thông tin

– Tên gọi Hồng Bàng thị (鴻龐氏) hay còn gọi là Thời đại Hồng Bàng hoặc Triều đại Hùng Vương (chữ Hán: 雄王, chữ Nôm:𤤰雄) Gọi chung các vị vua hư cấu của Nhà nước Văn Lang và người dân Lạc Việt).

– Bắt đầu từ năm 2879 TCN thành lập Nhà nước Xích Quỷ.

– Kết thúc năm 258 TCN do Thục Phán.

2. Tổ chức chính trị

a) Người thành lập

– Năm 2879 TCN, Hùng Vương I lên ngôi, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ.

Về dòng họ Hùng Vương, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép phần đầu tiên đặt tên là Kỷ Hồng Bàng thị, với 3 tiểu mục là Kinh Dương Vương, Lạc Long QuânHùng Vương.

Sách Lĩnh Nam chích quái đặt tên là Truyện Hồng Bàng.

– Các đời vua Hùng:

+ Kinh Dương Vương (涇陽王) (2919 TCN – 2792 TCN) Húy là Lộc Tục (祿續).

+ Hùng Hiền vương (雄賢王) Còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君). Húy là Sùng Lãm (崇纜).

+ Hùng Lân vương (雄麟王).

+ Hùng Diệp vương (雄曄王)

+ Hùng Hi vương (雄犧王) Phần bên trái chữ “hi” 犧 là bộ “ngưu” 牛

+ Hùng Huy vương (雄暉王)

+ Hùng Chiêu vương (雄昭王)

+ Hùng Vĩ vương (雄暐王)

+ Hùng Định Vương (雄定王). Húy là Lang Liêu

+ Hùng Hi vương (雄曦王) Phần bên trái chữ “hi” 曦 là bộ “nhật”日

+ Hùng Trinh vương (雄楨王)

+ Hùng Vũ vương (雄武王)

+ Hùng Việt vương (雄越王)

+ Hùng Anh vương (雄英王)

+ Hùng Triêu vương (雄朝王)

+ Hùng Tạo vương (雄造王)

+ Hùng Nghị vương (雄毅王)

+ Hùng Duệ vương (雄睿王)

– Trong triều đình có các quan Lạc hầu (駱侯) giúp việc, đứng đầu các bộ là các quan Lạc tướng (駱將), đều có thái ấp riêng, các quan nhỏ ở địa phương gọi là “Bồ chính” (蒲正).

– Con trai vua gọi là Quan lang (官郎), con gái vua gọi là Mị nương (媢娘) (hay Mệ nàng), nữ nô lệ gọi là xảo xứng (稍稱) (hoặc gọi là nô tỳ (奴婢)).

– Xã hội phân làm ba tầng lớp là vua quan, dân, nô tỳ (nô lệ).

3. Vị trí địa lý

– Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư (大越史記全書), Ngoại kỉ (外紀), quyển 1, Hồng Bàng thị kỉ (鴻厖氏紀) chép: Lãnh thổ nước Văn Lang phía đông giáp biển Nam Hải (南海, tức biển Đông), tây đến Ba Thục (巴蜀), bắc đến hồ Động Đình (洞庭湖), nam giáp nước Hồ Tôn Tinh (胡猻精, tức nước Chiêm Thành (占城), nay là Quảng Nam).

Chia nước Văn Lang làm 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡): Giao Chỉ (交趾), Chu Diên (朱鳶), Vũ Ninh (武寧), Phúc Lộc (福祿), Việt Thường (越裳), Ninh Hải (寧海), Dương Tuyền (陽泉), Lục Hải (陸海), Vũ Định (武定), Hoài Hoan (懷驩), Cửu Chân (九真), Bình Văn (平文), Tân Hưng (新興), Cửu Đức (九德) và đóng đô ở bộ Văn Lang (文郎).

Theo Lĩnh Nam chích quái, quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì 15 bộ là: Giao Chỉ (交趾), Chu Diên (朱鳶), Phúc Lộc (福祿), Việt Thường (越裳), Ninh Hải (寧海), Dương Tuyền (陽泉), Vũ Ninh (武寧), Hoài Hoan (懷驩), Cửu Chân (九真), Nhật Nam (日南), Quế Lâm (桂林), Tượng Quận (象郡), Lục Hải (陸海), Chân Định (真定), Văn Lang (文郎).

Còn theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chép từ sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Túng:

Sơn Nam là bộ Giao Chỉ (ngày nay là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên)

– Sơn Tây là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc.

Kinh Bắc là bộ Vũ Ninh (nay là Bắc Ninh)

Thuận Hóa là bộ Việt Thường (nay là từ Hải Lăng (Quảng Trị) đến Điện Bàn (Quảng Nam)).

An Bang là bộ Ninh Hải (nay là Quảng Yên).

Hải Dương là bộ Dương Tuyền.

Lạng Sơn là bộ Lục Hải.

Thái Nguyên, Cao Bằng là bộ Vũ Định nội ngoại.

Nghệ An là bộ Hoài Hoan.

Thanh Hóa là bộ Cửu Chân.

Hưng Hóa, Tuyên Quang là bộ Tân Hưng

Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh. Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định.

Theo Việt sử lược (越史略), Quyển thượng, Quốc sơ duyên cách (國初沿革) thì nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc (部落) là: Giao Chỉ (交趾), Việt Thường Thị (越裳氏), Vũ Ninh (武寧), Quân Ninh (軍寧), Gia Ninh (嘉寧), Ninh Hải (寧海), Lục Hải (陸海), Thang Tuyền (湯泉), Tân Xương (新昌), Bình Văn (平文), Văn Lang (文郎), Cửu Chân (九真), Nhật Nam (日南), Hoài Hoan (懷驩), Cửu Đức (九德).

– Kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) thuộc bộ Văn Lang

4. Hoạt động văn hóa xã hội

– Theo truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thì nước Xích Quỷ sau này được chia thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, nhưng chưa thấy có ghi chép nào của lịch sử xác nhận.

– Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền bắc và miền châu thổ sông Hồng, và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng đông bắc, ngoài ra còn một số nhóm người sinh sống trên các lưu vực sông thuộc khu vực Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù,… những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng Hùng Vương.

– Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, dùng gỗ làm nhà sàn để ở, dệt cỏ làm chiếu, vỏ cây làm áo. Ngày thường đàn ông để trần mặc khố, vua quan thì có thêm áo hai mảnh, đàn bà thì mặc váy.

– Về sản xuất có trồng lúa nước, thuần hóa gia súc, dụng cụ có lưỡi cày, đồ dùng có thạp, vũ khí có rìu, đi lại có thuyền

.- Sinh hoạt tinh thần có những tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như thần núi, thần sông, thần gió…

– Vào các ngày lễ hội thường đội trên đầu mũ lông chim, thổi kèn, đánh trống, nhảy múa, bơi chải.

Trích Thủy kinh chú (水經注): “Giao Chỉ có ruộng (Lạc điền), trông nước triều lên xuống mà làm. Người ăn ruộng là Lạc Vương (Lạc Hầu). Các huyện gọi là Lạc Tướng (quan cai quản), có ấn đồng dãi xanh, tức quan lệnh ngày nay.”

Trích Lĩnh Nam chích quái: “Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân.”

– Thời đại Hồng Bàng cũng được gắn với nhiều truyền thuyết như;

+ Truyện Hồng Bàng thị trong Lĩnh Nam chích quái

+ Truyền thuyết Bánh chưng bánh dày

+ Truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh

+ Phù Đổng Thiên Vương

+ Mai An Tiêm

+ Sự tích Trầu cau

+ …

5. Kết thúc

– Năm 258 TCN, đời Hùng Vương thứ XVIII, Thục Phán ở phía đông bắc, hợp nhất nước Văn Lang của người Lạc Việt với vùng đất của người Âu Việt (còn gọi là người Tây Âu). Ngày nay ở vùng cao nguyên Đà Lạt vẫn còn một tộc người thiểu số tự xưng là con cháu loài chim Lạc, có thể giả định sự di dân bộ lạc trong thời gian loạn lạc.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, thời Hùng Vương XVIII, vua có người con gái vô cùng xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, liền sai người đến cầu hôn. Hùng hầu can rằng Thục vương chỉ lấy cớ hôn nhân để xâm lược mà thôi. Thục vương đem lòng oán giận. Về sau Hùng Vương gả con gái cho Sơn Tinh, Thục vương căm giận, căn dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang.

Cháu Thục vương là Thục Phán nối ngôi, có dũng lược, đem quân xâm lược Văn Lang. Hùng Vương có binh hùng tướng mạnh đánh bại Thục Phán. Hùng Vương bảo Thục Phán rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?, rồi bỏ bê đất nước, chỉ lo ăn uống vui chơi. Khi quân Thục kéo sát đến nơi, vua còn say mềm chưa tỉnh. Tỉnh dậy, Hùng Vương cùng đường, thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Phán. Từ đây trong sử sách nước Việt bước sang kỷ mới gọi là Kỷ nhà Thục.

Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh rất quái đản, chỉ tạm thuật lại để truyền lại sự nghi ngờ.

6. Suy tôn và vinh danh

– Được coi là quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *