Thể thơ thất ngôn
1. Thông tin cơ bản về thơ thất ngôn
Thể thơ Thất ngôn hay còn được gọi là thơ bảy chữ. Xuất phát từ Thơ Mới và chia khổ các khổ 4 câu.
2. Kết cấu về thể thơ thất ngôn
Thơ thất ngôn được viết xuyên suốt mỗi câu 7 chữ nối tiếp nhau.
a) Nguyên tắc gieo vần
Thể thơ thất ngôn có nhiều cách để gieo vần:
- Vần tréo hay còn gọi là gieo vần cách
Ví dụ:
Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.
Huy Cận
Để câu thơ được nhịp nhàng hơn, các tiếng 2, 4 và 6 trong câu nên gieo theo theo vần: B – T – B hoặc T – B – T.
Ví dụ:
Bốn bề ánh bạc biển pha lê (B – T – B)
Sương bạc làm thinh khuya nín thở (T – B – T)
Nguyệt cầm – Xuân Diệu
- Vần ba tiếng bằng
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.
Huy Cận
b) Luật thanh
Theo nguyên tắc, tiếng thứ 2 là bằng thì tiếng thứ 4 phải là trắc, và ngược lại.
Bảng luật như sau:
+ B + B + T B
+ B + T + B B
Hoặc:
+ B + B + B T
+ T + B + T B
Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó.
Có hai cách để bài thơ được nhịp nhàng trong các tiếng thứ 2, 4 và 6 trong câu:
- Thứ nhất:
– Câu 1 B – T – B
– Câu 2 T – B – T
– Câu 3 T – B – T
– Câu 4 B – T – B
Ví dụ:
Bốn bề ánh nhạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rộn bốn bề
Sương bạc làm thinh. Khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê
Nguyệt cầm – Xuân Diệu
- Thứ hai:
– Câu 1 T – B – T
– Câu 2 B – T – B
– Câu 3 B – T – B
– Câu 4 T – B – T
Ví dụ:
Phơ phất ngoài hiên, dáng liễu hoa
Sương sa man mác gió xuân tà
Cảnh khuya gợi nỗi niềm xa xứ
Ánh nguyệt soi lầu chỉ bóng ta
3. Các tác phẩm tiêu biểu
Trăng – Xuân Diệu
4. Tham khảo
– Internet