Thể thơ bát ngôn

1. Thông tin cơ bản về thơ bát ngôn

Thơ bát ngôn hay còn được gọi là thể thơ Tám chữ

2. Kết cấu về thể thơ bát ngôn

Thơ bát ngôn được viết xuyên suốt mỗi câu 8 chữ nối tiếp nhau.

a) Nguyên tắc gieo vần

Thể thơ bát ngôn có nhiều cách gieo vần:

  • Vần tiếp

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,

Tôi sẽ trách – cố nhiên – nhưng rất nhẹ;

Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,

Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề

Đời chỉ đẹp nhưng khi còn dang dở.

Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,

Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…

Hồ Dzếnh
  • Vần tréo hay còn gọi là gieo vần cách

Ví dụ:

Hai đứa kéo nhau chạy và mộng mị

Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô

Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão

Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru

Tô Thùy Yên
  • Vần ôm

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.

Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương

Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.

Nguyên Sa
b) Luật thanh

Thể thơ bát ngôn không có quy luật nhất định mà có vần điệu tự do hơn. Thường ở trong câu tiếng cuối trắc thì tiếng 3 là trắc, tiếng 5 và 6 sẽ là bằng. Và ngược lại. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.

Muốn cho thơ bát ngôn thêm âm điệu, người ta thường vần tiếng thứ 8 câu trên với tiếng thứ 5 hoặc tiếng thứ 6 câu dưới.

Ví dụ:

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi

Những hào hùng, uất hận gối lên nhau.

Cao Tần

3. Các tác phẩm tiêu biểu

4. Tham khảo

– Internet

Daovien.net

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *