Thể Tống từ

1. Thông tin

– Tên: Thể Tống từ

– Soạn giả: Phong Lục

– Giảng viên: Long Phúc

2. Sơ lược

– Từ khóa đặc trưng:

Từ nhân: là những nhà thơ sử dụng thể từ trong tác phẩm của mình.

Điền từ: là cách gọi khác trong quy tắc làm thơ từ. Vì chứa những nguyên tắc nên người sáng tác phải thuận theo và chỉ tìm những chữ phù hợp đồng thời bám theo dàn ý bài thơ.

– Xuất xứ:

Thể từ có nguồn gốc rất xa xưa ở Trung Quốc, từ dân ca mà thành. Phát hiện thời Sở còn gọi là tao, ảnh hưởng gần nhất và nối tiếp là Đường từ (giai đoạn phát triển khá mạnh). Đến đời Tống thì được các Từ nhân hoàn thiện về âm luật và phát triển rực rỡ.

Đời Đường ở Trung Quốc mới hình thành những đô thị lớn và một công chúng thưởng thức âm nhạc văn thơ, những kỹ nữ, những đội nhạc công sống bằng nghề đàn hát. Đội của nhà vua gọi là Lê Viên tử đệ, gồm có 300 người, và chính vua Đường cũng là tác giả hàng trăm bài hát cho con em vườn Lê ấy. Đầu thì họ hát các bài lấy từ dân ca ra, hay các bài tuyệt cú của thi nhân, sau thì để cho lời hát ăn khớp với tiết tấu của nhạc, họ làm cho các câu dài ngắn so le xen kẽ nhau và sáng tác bài mới.

Nội dung của từ lãng mạn, nội tâm. Và lẽ tất nhiên, từ chỉ là lời các bài ca.

Các nhà làm từ Trung Quốc đa phần thuộc phái Trong hoa đời Đường – Ngũ Đại như Ôn Đình Quân, Vi Trang,… Phái Cách luật như Chu Bang Ngạn, Lý Thanh Chiếu… Phái Uyển ước đời Bắc Tống đều quá chú trọng đến việc trau chuốt kỹ xảo, chỉ dùng từ thể hiện những vấn đề thuộc phạm vi sinh hoạt cá nhân, do đó về nội dung tư tưởng, giá trị hiện thực là rất hạn chế. Phái Hào phóng Bắc Tống, tiêu biểu là Tô Thức và những nhà thơ yêu nước Nam Tống, tiêu biểu là Tân Khí Tật đã mở rộng đề tài của từ, khiến cho từ tiếp xúc với đời sống xã hội rộng lớn, có khả năng biểu hiện tư tưởng tình cảm, cá tính của tác giả rõ rệt hơn.

3. Kết cấu

Thể từ là một thể thơ cách luật, có số chữ trong bài cố định, câu dài câu ngắn và phối hợp chặt chẽ với âm nhạc.

Đời Tống có khoảng 870 điệu từ với những biến thể của chúng. Tên điệu từ thoạt đầu có ý nghĩa và chính là đề tài của bài thơ như Dương liễu chi vịnh liễu, Lãng đào sa vịnh cát, Đạp ca từ tả múa,… song về sau chỉ còn là tên gọi đơn thuần. Mỗi điệu có một từ phổ, phải tìm những chữ điền vào cho phù hợp yêu cầu về mặt thanh âm của công thức từ phổ, bởi vậy làm từ gọi là điền từ.

Điệu từ ngắn nhất là Trúc chi từ (14 chữ), dài nhất là Oanh đề từ (240 chữ). Những điệu tương đối dài thường chia làm hai đoạn, công thức có thể khác nhau hoặc hoàn toàn giống nhau (như Trường tương tư)… Số chữ trong câu có thể dài trên mười chữ, cũng có thể chỉ có một chữ (câu đầu trong Thương Ngô dao).

Luật bằng trắc rất chặt chẽ, nhìn chung, không có lệ bất luận như ở thơ Đường luật. Một bài từ thường dùng nhiều vần. Vần có thể trắc hoặc bằng:

  • Chỉ dùng vần bằng như Phá trận tử, Thấm viên xuân, Ức Giang Nam, Giá cô thiên…
  • Chỉ dùng vần trắc như Hậu đình hoa, Mãn giang hồng, Niệm nô kiều, Thanh thương oán…
  • Có thể dùng cả hai, nhưng chủ yếu vẫn thuộc loại vần bằng hoặc vần trắc.

Cách gieo vần cũng có những chú ý nhất định:

  • Chủ yếu gieo vần bằng như Cán khê sa, Lãng đào sa…
  • Chủ yếu gieo vần trắc như Ức Tần nga, Như mộng lệnh…
  • Có điệu dùng vần bằng trắc xen kẽ.

Trình tự gieo vần ở từ rất đa dạng (vần liền, vần gián cách, vần ôm…): aa bb cc dd (Chiêu Quân oán), abba (Tây giang nguyệt), ababbb (Sa song hận), aaa bb ccc (Điều tiếu lệnh)…

4. Một số tác phẩm tiêu biểu

Thủy điệu ca đầu – Tô Đông Pha

5. Tham khảo

– Internet

daovien.net

– Ấn phẩm

Từ điển văn học – Nguyễn Khắc Phi

Tống từ – Chế Lan Viên

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *