Thể Sở tao
1. Thông tin
– Tên: Thể Sở tao hay Tao thể hay Thể Sở từ (楚辞) hay Sở Từ thể
– Soạn giả: Phong Lục
– Giảng viên: Long Phục
2. Sơ lược
Thể Sở từ tồn tại từ thời đầu nhà Tây Hán, tên gọi gắn liền với nơi xuất xứ là nước Sở, được thể hiện theo nghĩa đen là Từ ngữ nước Sở. Vì sở hữu những nét đặc trưng kỳ lạ, khác biệt với văn hóa Hoa Hạ, và những câu thơ trong Sở từ đã mô tả những đặc trưng nổi bật của sự kỳ lạ này một cách mạnh mẽ. Vào lúc bấy giờ, một hình thức của Shaman giáo ở Trung Quốc, gọi là Vu giáo, đang thịnh hành trên đất Sở, và một lượng lớn các câu thơ trong Sở từ có miêu tả về những cuộc hành trình của linh hồn.
Do việc phát hiện lâu đời nhất nên Khuất Nguyên (屈原) được cho là người tạo nên thể thơ này.
Từ thể thức mà nói, trên thực tế Sở từ có 2 loại:
- Một loại giống Thi kinh 诗经 nhưng có sự cải tạo, như Quất tụng 橘颂, Thiên vấn 天问, cơ bản là thể “tứ ngôn”
- Một loại khác là “tao thể” 骚体 lấy Li tao 离骚, Cửu ca 九歌 làm đại biểu, đây là dạng thức điển hình của Sở từ.
Thể Sở từ điển hình nhìn từ thi phong có sự phô bày khoa trương, sự tưởng tượng phong phú
Vào những năm cuối đời Tây Hán, Lưu Hướng đã tổng hợp các tác phẩm của Khuất Nguyên, Tống Ngọc và các tác gia đời Hán như Hoài Nam Tiểu Sơn, Đông Phương Sóc, Vương Bao cũng như của bản thân biên tập thành một hợp tuyển, tổng cộng 16 thiên, đặt tên là Sở Từ.
Dưới thời Đông Hán, Vương Dật đã bổ sung thêm tác phẩm của chính mình là “Cửu tư” thành tổng cộng 17 thiên, theo thứ tự là: “Ly tao”(离骚), “Cửu ca”(九歌), “Thiên vấn”(天问), “Cửu chương” (九章), “Viễn du”(远游), “Bặc cư (卜 居), “Ngư phụ”(渔父), “Cửu biện”(九辩), “Chiêu hồn” (招魂), “Đại chiêu”(大招), “Tích thệ”(惜誓), “Chiêu ẩn sĩ”(招隐士), “Thất gián”(七谏), “Ai thì mệnh” (哀时命), “Cửu hoài” (九怀), “Cửu thán” (九叹) và “Cửu tư” (九思).
Hán thư ghi nhận 106 nhà thơ người nước Sở với tổng cộng 1.318 tác phẩm.
Đến thời Tây Hán thường gọi là phú (赋).
3. Kết cấu
Ngôn ngữ đa phần dùng Sở ngữ, Sở thanh. Chữ “hề” 兮, chữ “ta” 些 làm hư từ thán ngữ cũng được dùng rất nhiều, trở thành tiêu chí rõ nét của Sở từ.
Một số bài thơ trong Sở từ sử dụng thể thơ bốn chữ điển hình của Kinh thi, với bốn âm tiết được nhấn mạnh như nhau:
tum tum tum tum
Điều này đôi khi được thay đổi bằng việc sử dụng đại từ hoặc các chữ phát sinh ở vị trí thứ tư (tức vị trí cuối câu) trong các câu chẵn, qua đó làm yếu đi trọng âm của âm tiết trong những câu này.
tum tum tum ti
Trong khi “tum” tượng trưng cho một âm tiết có trọng âm thì “ti” tượng trương cho âm tiết không nhấn trọng âm theo lựa chọn. “Thiên vấn”, “Chiêu hồn” và “Đại chiêu” đều chứa đặc điểm vận luật của Kinh thi. Nói chung, phong cách Kinh thi (cả trong Kinh thi lẫn Sở từ) nhóm những câu này lại thành thơ tứ tuyệt có vần điệu. Do vậy, cấu trúc tiêu chuẩn của Tống thi là thơ tứ tuyệt mang âm sắc đậm và mạnh:
tum tum tum tum
tum tum tum tum
tum tum tum tum
tum tum tum tum
Các câu trong thể thơ thất ngôn sử dụng bảy âm tiết được nhấn mạnh trọng âm, theo sau là âm tiết cuối cùng không được nhấn trọng âm (hoặc có trọng âm yếu) ở các câu chẵn:
tum tum tum tum
tum tum tum ti
tum tum tum tum
tum tum tum ti
Thiên vấn mang trong mình những đặc điểm của Kinh thi: câu bốn chữ, xu hướng chủ yếu thiên về thơ bốn câu có vần điệu và thỉnh thoảng đan xen nhau bằng cách sử dụng các âm tiết có trọng âm yếu (không nhấn mạnh) ở cuối các câu chẵn. Thể thơ của “Thiên vấn” và “Chiêu hồn” khác với kiểu mẫu này bằng cách sử dụng thống nhất một từ được lặp đi, lặp lại và với âm tiết được nhấn và không nhấn xen kẽ lẫn nhau ở cuối dòng đã trở thành hình thức câu cú tiêu chuẩn. Những từ điệp ngữ đơn âm ở cuối câu trong các bài thơ Trung Quốc cổ điển thường khác nhau, tỷ dụ như “Chiêu hồn” sử dụng tá 些, “Đại chiêu” sử dụng chỉ 只 trong khi “Cửu ca” sử dụng hề 兮. Những điệp từ không được nhấn mạnh này có lẽ mang vai trò giống nhau về mặt thi học. Hai dòng kết hợp này:
[dòng thứ nhất:] tum tum tum tum
[dòng thứ hai:] tum tum tum ti
thanh xuân thụ tạ
bạch nhật chiêu chỉ
có có khuynh hướng tạo ra hiệu ứng một câu bảy chữ với điểm ngắt giọng phân chia câu đó thành hai phần, với bốn âm tiết đầu tiên ở phần thứ nhất và ba âm tiết ở phần thứ hai được nhấn mạnh, bổ sung một âm tiết vô nghĩa không nhấn mạnh trọng âm ở cuối câu.
4. Một số tác phẩm tiêu biểu
Sở từ – Khuất Nguyên
5. Giải thưởng và tôn vinh
Người ta mở ra ngành nghiên cứu mang tên Sở Từ học
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm