Thể thơ sijo
1. Thông tin
– Tên: Thể thơ sijo
– Soạn giả: Phong Lục
Giảng viên: Long Phúc
– Giá khóa học: Miễn phí
2. Sơ lược
Thể thơ sijo (시조), tên gọi khác là Đoản ca hay Thời tiết ca, thể thơ Ba dòng sáu nhịp
Thể thơ truyền thống của Hàn Quốc hay bán đảo Triều Tiên thời Trung thế kỷ XIV. Xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn hóa ở Bán đảo Triều Tiên. Được mệnh danh là hồn thơ dân tộc Đại Hàn Dân Quốc.
Ra đời cuối thời Goryeo, bắt nguồn từ thơ ca dân gian Hyangga thời Shilla và lối hát Gayo thời Goryeo. Phát triển cực thịnh dưới thời Joseon.
Đối tượng sử dụng sáng tác là các Nho sĩ (사대부) do bị ảnh hưởng của Nho giáo và viết bằng chữ Hán. Ngoài ra, còn có chủ đề tình yêu, sáng tác bởi tầng lớp Gisaeng (기생). Nhưng hầu hết đều lấy cảnh thiên nhiên làm đối tượng phản ánh, đặc biệt là cảnh sông hồ.
Thể thơ sijo chia các thể loại Bình thời điệu (평시조), Liên thời điệu (연시조), Từ thuyết thời điệu (사설시조), Lưỡng chương thời điệu (양장시조) và Hiện đại thời điệu (현대시조).
Bình thời điệu (Pyeongsijo) là hình thức phổ biến trong khoảng cuối thế kỷ XIV và thế kỷ XV, mang tính giáo dục răn dạy. Nhưng từ thời giữa triều đại Joseon (thế kỷ XVI – thế kỷ XVII) các kỹ nữ cũng được phép làm thơ nên các bài thơ mang nội dung tình yêu đôi lứa. Sau này bị biến đổi có số âm tiết nhiều hơn gọi là Từ thuyết thời điệu (Saseolsijo) có nội dung hài hước diễn tả niềm vui và nỗi buồn của người dân thường.
Có giai điệu như một bài hát hay một lời kinh cầu, nên nó vừa là tác phẩm văn học và cũng là trở thành bài hát. Nếu khớp âm thanh của nhạc khí ống và nhạc khí dây thì nó chính là nhạc Gagok.
Nhà nghiên cứu Choi Seung-beom trong bài viết “The Mot of the Choson Sonbi” đã khắc họa lại hình ảnh của một “Sonbi” (nho sĩ) biểu hiện trong thơ sijo: Sijo hướng người ta đến một mẫu hình “Sonbi” hội tụ đầy đủ năm nét đẹp nhân cách: Thứ nhất là lòng trung thành với triều đình, thứ hai là tính cách chính trực, sẵn sàng từ chối những của cải có nguồn gốc không trong sạch, thứ ba là tình yêu đất nước, thứ tư là lối sống giản dị, thanh nhàn, và thứ năm là không ngừng tu thân theo đạo đức Nho gia.
Thể thơ nói bằng hình tượng thiên nhiên. Những hình tượng xuất hiện thường xuyên nhất trong sijo là núi, đá, sông hồ, cây thông, chim diệc bạch…
Các phép tu từ cũng được sử dụng với tần suất cao. Các biện pháp tu từ phổ biến trong sijo là điệp ngữ, điệp cấu trúc (trong yeon-sijo), liệt kê, tăng tiến, đột giáng (trong saseol-sijo), điệp từ, chơi chữ, sử dụng từ láy và điệp âm (trong cả pyeong sijo, yeon-sijo và saseol-sijo).
Được xếp vào thể thơ có cấu trúc ngắn gọn nhất so với các thể thơ trong khu vực và thế giới
3. Kết cấu
Thường có 3 dòng, mỗi dòng có 14 đến 16 âm tiết, với kết cấu: 14 – 15 – 16.
Dòng đầu là Chojang (Sơ chương), dòng thứ hai là Jungjang (Trung chương) và dòng cuối là Jongjang (Chung chương). Mỗi dòng có hai nhịp, mỗi nhịp có 3 – 4 âm tiết.
Tác phẩm tiêu biếu có Pyeongrong (Bình lộng)
4. Tham khảo
a) Internet
sgv.edu.vn: Thơ Sijo – hồn thơ dân tộc Đại Hàn Dân Quốc
khoavanhoc-ngonngu.edu.vn: Đặc điểm thơ Sijo từ góc nhìn cảm thức thẩm mỹ
inas.gov.vn: Những nét tương đồng và dị biệt của thơ Sijo (Hàn Quốc) và thơ Haiku (Nhật Bản) – Nhìn từ đặc trưng thể loại