Thể thơ haiku

1. Thông tin về thể thơ haiku

Thể thơ haiku (tiếng Nhật: 俳句). Cũng đọc là Hai cư. Âm Hán Việt theo lối Kanji là Bài cú (câu nói để trình bày). Cũng có một tên khác là renga. Nhưng vì có nguồn gốc chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa nên vẫn có tên gọi là kanshi (Hán thi). Là thể thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu (発句 hokku, phát cú) của những bài renga (連歌 liên ca) có tính trào phúng gọi là renga no haikai (連歌の俳諧) mà sau gọi là haikai (俳諧 bài hài).

Ra đời vào thế kỷ XVII và phát triển mạnh vào thời kỳ Edo (1603 – 1867). Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Bashō được coi là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson cùng Masaoka Shiki đã phát triển thể thơ này thêm hoàn thiện, cho nó thể thức như ta thấy ngày nay.

Thơ haiku có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới, đôi khi có bài biến thể, nhưng chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu, ngắt thành 5 + 7 + 5. Tuy gọi là ba câu nhưng theo truyền thống thì người Nhật viết cả bài haiku theo hàng dọc thẳng một cột chứ không chia thành ba. 17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi.

2. Kết cấu về thể thơ haiku

Trong nội dung thơ haiku không quan trọng cảm xúc mà chủ yếu là sự việc xảy ra trước mắt. Toàn bài thơ chỉ giới hạn trong 17 âm tiết. Tuy là một sự việc nhưng haiku lại lồng hai ý tưởng bất ngờ lại với nhau.

Ôi những hạt sương (sự kiện hiện tại)

Trân châu từng hạt (ý tưởng thứ 1)

Hiện hình cố hương (ý tưởng thứ 2)

Ôi những hạt sương – Kobayashi Issa

Nhà thơ Nizo Yoshimoto (1320-1388), sống vào đầu thời Muromachi đã lập ra một bảng kê các đề tài theo các tháng âm lịch cho thể thơ như sau:

Tháng Giêng: mùa đông lê thê, tuyết chưa tan, hoa mận.

Tháng Hai: hoa mận, hoa anh đào chớm nở.

Tháng Ba: hoa anh đào nở rộ.

Tháng Tư: chim tu hú, cây nẩy chồi xanh, cỏ rậm.

Tháng Năm: chim tu hú, mưa đầu hè, hoa cam, cây rẻ quạt.

Tháng Sáu:  mưa rào mùa hè, gió thổi, cỏ hè, ve kêu, tằm tang, mát mẻ chiều hôm.

Tháng Bảy: cảnh thu sớm, cỏ ba lá, ngày hội tình nhân Tanabata, mặt trăng.

Tháng Tám: mặt trăng, hoa các loại, ngỗng trời.

Tháng Chín: mặt trăng, lá úa vàng, cảnh thu muộn.

Tháng Mười: sương giá (trước tháng chạp), mưa đầu đông, lá rụng, nỗi buồn khi tuyết bắt đầu rơi, cỏ mùa đông (trước tháng Một), gió lạnh.

Tháng Một: tuyết.

Tháng Chạp: tuyết, hết năm, hoa mận đầu mùa.

a) Nguyên tắc gieo vần

Mỗi bài haiku thông thường có cấu trúc âm tiết 5 + 7 + 5 trong ba câu. Tuy nhiên, ngay cả tổ sư của haiku Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn số âm tiết đã nói trên; chẳng hạn bài thơ sau đây có 19 âm tiết:

Kareeda ni (5 âm) / Trên cành khô

Karasu no tomarikeri (9 âm) / Quạ đậu

Aki no kure (5 âm) / Chiều thu

b) Luật thanh

Một bài Haiku luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là bốn mùa của thiên nhiên và tính tương quan giữa hai ý tưởng. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ mùa (xuân, hạ, thu, đông) thì sẽ nhắc đến không gian phản ánh mùa (hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng…) Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường.

Tiếng ve kêu râm ran (tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)

Như tan vào trong than trong đá

Ôi, sao tĩnh lặng quá!

Basho

Thơ có khuynh hướng gợi ý hay ám chỉ gián tiếp nhẹ nhàng qua hai hình ảnh tương phản: một là trừu tượng sống động và linh hoạt, một là cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.

Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)

Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)

Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)

Kobayashi Issa

Thơ haiku làm người đọc tự suy luận, nghĩa là các câu thơ mang nghĩa khơi gợi.

3. Các tác phẩm tiêu biểu

Thơ haiku ra đời được rất nhiều nhà thơ áp dụng và tạo nên những tác phẩm của mình, người ta tổng hợp và lựa chọn 4 nhà thơ sáng tác haiku có sự ảnh hương nhất:

Matsuo Basho (松尾芭蕉) (1644 – 1694)

Yosa Buson (与謝蕪村) (1716 – 1784)

Kobayashi Issa (小林一茶) (1763 – 1828?)

Masaoka Shiki (正岡子規) (1867 – 1902)

4. Tham khảo

– Internet

Wikipedia.org

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *