Thể thơ tự do
Thể thơ tự do bao gồm tất cả các loại thể thơ không nhất định và không mang hình thức của các thể thơ cũ. Thơ tự do không theo luật lệ và rất tự do. Thế nhưng sự dễ dãi này thì thơ tự do vẫn đang rất gần ranh giới văn xuôi.
1. Thông tin cơ bản về thể thơ tự do
Có thể nói thơ tự do cũng được gọi là thơ Mới ở Việt Nam.
Đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ lan truyền và được nhiều trí thức đón nhận với nhiều trăn trở trong nền tân học. Nguyễn Văn Vĩnh thường dịch thơ ngụ ngôn củ La Fontaine, đã tìm ra một điệu mới để dịch bài Con ve và bài Con kiến mà người ta cho ông là người khai sinh ra dòng Thơ Mới cùng với Tản Đà.
2. Kết cấu của thơ tự do
a) Nguyên tắc gieo vần
Thể thơ tự do không hạn định về số chữ và cũng không tuân theo quy luật bằng trắc. Có thể đặt câu ngắn 2 – 3 chữ, hoặc có thể có câu dài 9 – 10 chữ. Số lượng câu không hạn chế. Nhưng có thể vẫn sử dụng theo vần luật như sau:
- Vần liền
Ví dụ:
Nào đâu những đếm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,
Đâu những cảnh bình minh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng,
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.
Nhớ rừng – Thế Lữ
- Vần tréo
Ví dụ:
Hạnh phúc rất đơn sơ.
Nhịp đời đi chậm rãi,
Mái nhà in bóng trưa,
Ong hút chùm hoa cải.
Hối hận – Huy Cận
- Vần ôm
Ví dụ:
Em nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ thổn thức,
Em không nghe rạo rực,
Hình ảnh kẻ chinh phu.
Tiếng thu – Lưu Trọng Lư
- Vần hỗn tạp
Xuất hiện ở thơ tự do. Tham tụng tất cả các lối vần trong một bài, không theo định lệ nào cả.
Tiếng địch thổi đâu đây.
Cớ sao mà réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.
Mây bay, gió quyến, mây bay…
Tiếng vi vu như khuyên van như dìu dặt
Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ thu.
Sương hồng lam nhẹ tan trên sóng biếc.
Rặng lau già xao xác tiếng reo khô,
Như khuấy động nỗi nhớ nhưng thương tiếc.
Trong lòng người đứng bên hồ.
Tiếng trúc tuyệt vời – Thế Lữ
3. Các tác phẩm tiêu biểu
Con ve – Nguyễn Văn Vĩnh (Mở đầu cho thơ tự do)