Dương Thị Vy (? – ?)

1. Thông tin

– Tên gọi: Dương Thị Vy hay Dương Thị Như Ngọc, Dương Như Ngọc, Dương Thị Ngọc Thư

Trong chính sử không có tên rõ ràng.

Theo nhà sử học Lê Văn Lan tên được đặt theo dân gian mang màu sắc Đạo giáo.

Dân gian gọi: Dương Quốc mẫu (楊國母)

– Chưa rõ năm sinh, năm mất tại làng Ràng, xã Dương Xá, đất Ái Châu (nay là xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam)

– Giới tính: Nữ

– Quốc tịch: Tĩnh Hải quân

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia thời Bắc thuộc và nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Bố là Dương Đình Nghệ

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ gia đình với chồng là Ngô Quyền

– Có 3 người con: Ngô Xương Văn, Ngô Nam Hưng, Ngô Càn Hưng

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Ngô Nhật Chung

3. Con người và tính cách

Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, xinh xắn.

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Con cả trong gia đình có ? chị em (Dương Thị Vy, Dương Tam Kha)

Thời Bắc thuộc

Tương truyền khi mang thai, mẹ nàng mơ thấy có một tiên nữ từ trên trời giáng xuống trao cho một viên ngọc lớn trắng sáng lung linh. Sinh ra, cô bé có khuôn mặt trong ngọc trắng ngà, lớn lên sắc đẹp như tiên nga giáng thế nên được cha mẹ đặt tên là Như Ngọc.

Xuất thân từ con nhà có thế lực, được rèn luyện trong lò võ Dương Xá ở quê hương nên từ nhỏ Dương Thị Như Ngọc đã được học võ nghệ, côn quyền tinh thông. Đến khi trưởng thành là một thiếu nữ dung nhan tuyệt đẹp không chỉ giỏi võ mà lại nổi tiếng về đức hạnh.

Dương Đình Nghệ tập hợp binh lực, chiêu hiền đãi sĩ để mưu việc lớn, chị em Dương Thị Như Ngọc rất tích cực giúp cha, đi nhiều nơi kết giao với anh hùng hào kiệt và các lực lượng dân binh chờ thời cơ cùng nổi dậy.

Một hôm trên đường đi, Dương Thị Như Ngọc bất ngờ gặp một đoàn quân mặc áo tang trắng đang làm lễ tế cờ, bèn dừng lại xuống ngựa hỏi chuyện. Thì ra, khi quân Nam Hán xâm lược, một số kẻ cam tâm làm tay sai cho giặc, trong đó có một tên địa chủ họ Tiết. Bất bình trước việc làm của cha, con gái địa chủ là Tiết Thị Huệ ra sức can ngăn làm hắn nổi giận, ép con phải làm tì thiếp một tên tướng Nam Hán.

Quyết không làm vợ giặc, Tiết Thị Huệ dũng cảm cự tuyệt, tướng giặc nổi giận, xuống tay sát hại nàng. Một người hầu gái thân cận của Tiết Thị Huệ vô cùng căm phẫn, ôm mối hận thù đó, tìm cách tập hợp, vận động những phụ nữ cùng hoàn cảnh để mưu đồ chống giặc. Lực lượng của cô hầu gái nhà họ Tiết dần lên đến hơn 300 người, chọn ngày tế lễ, dựng cờ khởi nghĩa quyết thề sống mái với quân thù thì Dương Thị Như Ngọc tình cờ đi qua.

Khâm phục phí phách anh hùng, trung thành, nghĩa tình của cô gái họ Tiết cũng như việc làm của người hầu gái và những chị em trong đội nữ binh, Dương Thị Như Ngọc cho biết mình là con gái của Dương Đình Nghệ, hào trưởng đất Ái Châu đang đi liên kết với các nghĩa binh các nơi chuẩn bị đánh thành Đại La, tiêu diệt tên Thứ sử Lý Tiến. Nghe nói vậy, cô hầu gái nhà họ Tiết xin gia nhập nghĩa quân. Dương Thị Như Ngọc chấp thuận ngay, kết nghĩa chị em với cô hầu gái đó.

Khi Ngô Quyền tìm về dưới trướng hào trưởng Dương Đình Nghệ, đã dẫn theo vợ là Dương Phương Lan. Thấy Ngô Quyền trẻ tuổi nhưng tài ba, dũng lược và có chí lớn, Dương Đình Nghệ phong cho làm Nha tướng và không lâu sau, quý mến và sự khâm phục tài năng của vị tướng trẻ, đã gả con gái cả Dương Thị Như Ngọc dù biết rõ Ngô Quyền đã có vợ.

Bà lớn hơn Dương Phương Lan 1 tuổi, và dù lấy Ngô Quyền trước nhưng thấy bà tài giỏi nên nhường cho bà làm vợ cả, thuyết phục cả Ngô Quyền chấp thuận việc đó. Vì khoéo léo nhường nhịn nên 2 bà khá thắm thiết và coi nhau như chị em ruột.

Năm 937 một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết chủ tướng để đoạt ngôi. Dương Thị Như Ngọc được tin cha bị hãm hại lập tức cùng Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra La Thành trị tội Công Tiễn trả thù cho cha. Công Tiễn sợ không chống nổi Ngô Quyền nên sai người đem của báu sang Nam Hán đế cầu viện. Vua Nam Hán muốn nhân đó đánh chiếm Giao Châu nên cho con trai là Hoằng Thao kéo quân sang giúp Công Tiễn.

Sau khi giết được Công Tiễn và chiếm giữ thành Đại La, được tin Hoằng Thao đem quân kéo vào theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền quyết định tổ chức cho quân dân chuẩn bị đón đánh giặc ở cửa sông.  

Thành lập đội Nương tử quân, tham gia trận Bạch Đằng, đóng quân tại Hải Phòng ngày nay, tiêu diệt mấy vạn quân Nam Hán.

Ngô Quyền cho người đem cọc gỗ lớn vạt nhọn bịt sắt đóng ngầm ở cửa sông rồi chờ thủy triều lên đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến để dụ thuyền địch vào sâu bên trong. Giặc quả nhiên mắc mưu, chờ thủy triều rút, cọc sắt lộ ra, Ngô Quyền mới tung quân ra đánh, thuyền giặc trở lui nhưng va phải cọc nhọn bị chìm đắm quá nửa, quân Hán kẻ chết đuối kẻ vướng tên, Hoằng Thao bị giết chết, quân Nam Hán đại bại. Trong trận chiến, Dương Thị Như Ngọc chỉ huy đội nữ binh tả xung hữu đột cùng chồng đánh tan đội quân xâm lược, đem lại nền độc lập và sự bình yên cho đất nước.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, phong bà là Vương hậu của nhà Ngô.

Đại Việt Sử ký Toàn thư viết: Kỷ Hợi (939) năm thứ nhất… Mùa xuân, vua xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu

Năm 944 Ngô Quyền mất, truyền ngôi cho con là Ngô Xương Ngập, Dương hoàng hậu được tôn gọi là Quốc mẫu.

Năm 945, gia thần và là em trai Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, Dương Thị Như Ngọc phải đem các con nhỏ là Nam Hưng, Càn Hưng lánh đi.

Theo Hưng Yên Nhất thống chí ghi chép thì mộ bà ở xứ Kẻ Lác, làng Vương, xã Mỹ Chế, tổng Nghĩa Chế (nay là thị trấn Phù Dực, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam)

5. Giải thưởng và tôn vinh

Vương hậu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Thái hậu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Đền vua bà tại Hải Phòng

6. Tham khảo

– Internet

vi.wikipedia.org

hoduongvietnam.com.vn

ngotoc.vn

kienthuc.net.vn

vansu.vn

pnvnnuocngoai.vn

– Ấn phẩm

Đại Việt Sử ký Toàn thư

Hưng Yên Nhất thống chí

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *