Dương Phương Lan (? – ?)
1. Thông tin
– Tên gọi: Dương Phương Lan
– Chưa rõ năm sinh, năm mất tại làng Yên Nhân, tổng Văn La, huyện Chương Đức (thôn Yên Nhân, xã Chính Hòa, huyện Chương Mỹ, Việt Nam)
– Giới tính: Nữ
– Quốc tịch: Tĩnh Hải quân
Dân tộc: Kinh
– Là chính trị gia thời Bắc thuộc và nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Bố là Dương Công Đĩnh và mẹ là Vũ Thị An
b) Hôn nhân
– Quan hệ gia đình với chồng là Ngô Quyền
3. Con người và tính cách
Thần phả đền thờ viết: Bà có nhan sắc tuyệt vời, mắt trong như nước hồ thu, mày cong như vầng trăng mới… Bà có tư chất khác thường, tuy là con gái nhưng thích đọc binh thư và rèn luyện cung kiếm
4. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ ? trong gia đình có ? chị em ()
Thời Bắc thuộc
Ngô Quyền đi qua Chương Đức để vào Ái Châu đã gặp và kết duyên vợ chồng.
Ở làng Yên Nhân huyện Chương Mỹ nơi đền thờ Bà Dương Phương Lan, có bia đá ghi: Trên đường vào Châu Ái,qua đất Thượng Phúc (nay là Thường Tín) Ngô Quyền gặp người con gái tên Dương Phương Lan, kết làm vợ chồng, cùng nhau đi vào gặp Dương Diên Nghệ, cả hai được nhận làm con nuôi.
Thiền Nam ngữ lục có đoạn viết:
Như ai đã hẹn ai đâu
Qua miền Thượng Phúc đến cầu Ba Trăng
Tạo duyên định bởi xích thằng
Gặp nàng Dương Thị, nói năng tỏ tường
Thiếp nay Nguyên Xá họ Dương
Hoa xuân vừa nở, tuyết sương chửa gần
Duyên nay tơ nguyệt khéo phân
Dễ xui lòng thiếp ái ân vì chàng
Cùng chồng đến gặp hào trưởng Dương Đình Nghệ. Thấy Ngô Quyền trẻ tuổi nhưng tài ba, dũng lược và có chí lớn, Dương Đình Nghệ phong cho làm Nha tướng và không lâu sau, quý mến và sự khâm phục tài năng của vị tướng trẻ, đã gả con gái cả Dương Thị Như Ngọc dù biết rõ Ngô Quyền đã có vợ.
Ít hơn 1 tuổi và dù lấy Ngô Quyền trước nhưng thấy tài năng của Như Ngọc nên nhường cho làm vợ cả, bà còn thuyết phục cả Ngô Quyền chấp thuận việc đó. Vì khoéo léo nhường nhịn nên 2 bà khá thắm thiết và coi nhau như chị em ruột.
Năm 937 một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết chủ tướng để đoạt ngôi. Hai bà cùng chồng lập tức kéo quân từ Ái Châu ra La Thành trị tội Công Tiễn. Công Tiễn sợ không chống nổi Ngô Quyền nên sai người đem của báu sang Nam Hán đế cầu viện. Vua Nam Hán muốn nhân đó đánh chiếm Giao Châu nên cho con trai là Hoằng Thao kéo quân sang giúp Công Tiễn.
Năm 938 đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền lên ngôi hoàng đế, xưng Ngô Vương, phong bà làm Hoàng hậu.
Năm 944 (Giáp Thìn) Ngô Quyền ốm nặng, giao binh quyền cho em vợ là Dương Tam Kha. Các cháu còn nhỏ, Dương Tam Kha đã chính sự quốc quyền tự xưng là Bình Vương.
Bọn Nguyễn Phường đã nổi lên quấy rối, bà tình nguyện cầm quân đánh dẹp loạn. Trong trận chiến đấu ác liệt, bà trúng tên độc và anh dũng hi sinh, thi hài được quân sĩ đưa về quê Yên Nhân mai táng.
5. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Đại Việt Sử ký Toàn thư