Chu Thị Bột (? – ?)
1. Thông tin
– Tên gọi: Chu Thị Bột
Dân gian gọi: Bà Thí thóc
Chưa rõ năm sinh tại xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, trấn Kinh Bắc, Đại Việt (nay là Việt Nam)
Mất ngày 17/1 tại Đại Việt (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nữ
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là người dân thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
b) Hôn nhân và con cái
– Quan hệ gia đình với chồng là Ngô Sử Toàn
Có 2 người con trai: Ngô Như Ngọc và Ngô Như Định
c) Hậu duệ
– Cháu nội: Ngô Nhân Lan, Ngô Nhân Hải, Ngô Nhân Tùng, Ngô Quang Tổ, Ngô Quang Tâm và 1 người nữa
3. Con người và tính cách
Theo lichvansu.wap.vn: người con gái giỏi giang, hay lam hay làm lại cần kiệm nên chẳng bao lâu của cải trong nhà kể không xiết
4. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ ? trong gia đình ? anh em (Chu Thị Bột)
Thế kỷ XV, Triều Lê
Năm 1442 (Nhâm Tuất) vụ án Lê Chi Viên nổi lên
Khoảng năm 1460 – 1470 thiên cư vào Lý Trai
Khi ấy cả vùng Kinh Bắc mất mùa, dân làng đói khát, cụ Bột đã dùng số thóc của mình để phát chẩn cứu đói, lại gọi tất cả những người có nợ nần đến, đem tất cả văn tự vay nợ ra huỷ đốt trước mặt mọi người tuyên bố xoá hết nợ nần. Nhờ đó, nhiều người đã thoát khỏi nạn đói, người dân trong vùng từ đó gọi cụ là cụ Thí Thóc.
Nhưng thật không may, khi cụ bà cho vay hết thóc lúa và tiền bạc thì mất mùa vẫn liên tiếp xảy công với dịch bệnh hoành hành nên cụ lâm bệnh nặng. Biết mình không thể qua khỏi, cụ Thí Thóc dặn con cháu, khi ta chết, hãy đem chôn ở cánh đồng Hàn Phấn. Sau đó cụ qua đời ngày 17 tháng Giêng. Con cháu y lời dặn đợi đến đêm tối thì đưa cụ bà đi chôn cất. Đi đến cánh đồng Hàn Phấn thì mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đoàng, dây thừng khiêng bị đứt và không thể tiến hành chôn cất được.
Thấy thế, con cháu bảo nhau tạm để cụ ở đó mà ra về, đến sớm ngày mai ra chôn cất. Sáng sau, khi mưa tạnh gió hòa, tất cả họ hàng thân thích ra chỗ để thi hài của cụ đêm trước thì đã thấy mối đùn cao thành đống mồ. Tất cả cho rằng trời cho mảnh đất thiêng nên cứ thế đắp thành mộ, gọi là mộ thiên táng. Nhiều người cho rằng, chính vì được thiên táng nên cụ tổ bà càng thêm linh nghiệm phù hộ cho con cháu họ Ngô được hiển vinh lâu dài trên đường học vấn.
5. Giải thưởng và tôn vinh
Mộ táng tại đồng Hàn Phấn
Vua Lê Thánh tôn sau khi được nghe giai thoại mộ thiên táng và bà Thí Thóc nên phong 4 chữ Phụ tiết tinh môn (có bản chép là Phụ tích tinh môn)
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)