Thể phú

1. Thông tin

– Tên: Thể phú (賦)

– Soạn giả: Phong Lục

– Giảng viên: Long Phục

2. Sơ lược

– Nguồn gốc:

Thể phú xuất phát từ Trung Hoa, có từ thời nhà Hán

Phú theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.

– Du nhập:

Thể văn chương cổ của Việt Nam thông dụng nhất là loại đặt ra từ đời nhà Đường, nên còn gọi là Đường phú. Bắt đầu bằng những bài phú chữ Hán

  • Về mặt hình thức: tiếp thu từ phú Trung Quốc thể loại phú cơ bản.
  • Về mặt đề tài: tiếp thu những đề tài truyền thống như vịnh vật, ký sự, trữ tình,…
  • Về mặt thủ pháp nghệ thuật: học hỏi những đặc điểm cơ bản như miêu tả, hư cấu, khoa trương,…
  • Về mặt nội dung tư tưởng: thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và vận dụng linh hoạt của tác giả về các tri thức lịch sử văn hóa Trung Quốc, đồng thời đặc biệt tiếp thu những đặc điểm truyền thống như ca ngợi và phúng gián.

Những thể khác ít dùng là:

  • Phú tứ tự: phú bốn chữ, dùng câu chỉ có bốn chữ
  • Phú thất tự: phú bảy chữ, dùng câu chỉ có bảy chữ
  • Phú Sở từ: câu phú có năm, sáu chữ; cuối câu thì đệm chữ “hề”
  • Phú lưu thủy: phú không hạn chế số chữ, gần như văn xuôi.

Thể phú được các vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kỳ thi Hương và thi Hội thì bài phú là một phần của kỳ ba (tam trường). Và dùng thể Đường phú để làm văn tế.

Đa phần phú Việt Nam nhỏ gọn, đơn giản, rất gần với hình thức ‘tiểu phú’ – một tiểu loại ra đời vào thời Hán. Bài phú chữ Hán dài nhất của Việt Nam hiện còn lưu giữ được là Lam Sơn Lương Thủy phú của Lê Thánh Tông (hai ngàn sáu trăm chữ). Tuy nhiên, bài phú này kết cấu rõ ràng, chú trọng đối ngẫu và gieo vần, lại không theo mô thức ‘khách – chủ’, rất khác với hình thức thể hiện của cổ phú.

3. Kết cấu

 Thể phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời…

– Một bài phú thường có bố cục 4 phần: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.

– Phú được chia làm hai loại là phú cổ thể và phú đường luật.

4. Một số tác phẩm tiêu biểu

Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông (Bài chữ Nôm cổ nhất còn lại)

Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca – Trần Nhân Tông (Bài chữ Nôm cổ nhất còn lại)

Tụng Tây Hồ phú – Nguyễn Huy Lượng.

Ngọc tỉnh liên phú – Mạc Đĩnh Chi

Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu

5. Giải thưởng và tôn vinh

6. Tham khảo

– Internet

vietjack.com

vi.wikipedia.org

khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

– Ấn phẩm

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *