Thể thơ Song thất lục bát
Với tính chất gieo vần theo từng câu thơ gần gũi, đơn giản dễ nhớ, ngoài thể thơ lục bát, văn học dân gian Việt Nam còn có thể thơ Song thất lục bát, phát triển từ những bài dân ca với tính chất răn dạy và truyền đạt kinh nghiệm cuộc sống.
1. Thông tin cơ bản về thơ Song thất lục bát
Thể thơ Song thất lục bát (雙七六八), dân gian gọi là Đôi 7 6 – 8 cũng được gọi là lục bát gián thất (六八間七), 6 – 8 xen 7 hay Thể ngâm. Thể thơ này ít được sử dụng hơn thể thơ Lục bát vì tính chặt chẽ của nó.
Thể thơ Song thất lục bát cùng với thể thơ Lục bát là thể thơ truyền thống của người Việt, được nhiều tác giả ưa chuộng trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam. Phát triển mạnh vào thế kỷ XVIII cho đến đầu thế kỷ XX. Sau thời gian khi Thơ mới xuất hiện thì cũng không còn phát triển thêm nữa, có lẽ do quy định khắt khe và phức tạp của thể thơ, tuy vậy vẫn có một số bài thơ tiêu biểu mang hơi huớng hiện đại.
2. Kết cấu về thể thơ Song thất lục bát
a) Nguyên tắc gieo vần
Thể thơ song thất lục bát gồm 2 cách gieo vần: vần lưng và vần chân. Chữ cuối câu 7 (thất) trên vần với chữ thứ 5 của câu 7 dưới; chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối vần với chữ cuối câu lục; chữ cuối câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát; chữ cuối câu bát lại vần với chữ thứ 5 của câu 7 tiếp theo. Cứ như vậy cho đến hết bài thơ. Số lượng câu không có nhất định.
Tuy vậy, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng thứ 3 của câu thất tiếp theo, biến tiếng này trở đổi sang vần bình. Do đó tiếng thứ 3 của câu thất ấy có thể là trắc hoặc bằng.
Bảng luật như sau:
– Câu thất trên: + + T/B + B + T
– Câu thất dưới: + + B + T + B
Ví dụ:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, áo áo gió thu.
Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn
b) Luật thanh
Thể thơ Song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 2 câu lục bát (1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ)
Thuận theo nguyên tắc:
Câu | Vần | |||||||
1 | * | * | T | * | B | * | T | |
2 | * | * | B | * | T | * | B | |
3 | * | B | * | T | * | B | ||
4 | * | B | * | T | * | B | T | B |
5 | * | * | T/B | * | B/B | * | T | |
6 | * | * | B | * | T | * | B | |
7 | * | B | * | T | * | B | ||
8 | * | B | * | T | * | B | T | B |
Chữ thứ | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Ví dụ:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Nào ai gây dựng cho nên nỗi này
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt khúc mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh
Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn
Về nhịp điệu, thể thơ này được phân như sau:
- Hai câu thất thường có nhịp 3/4 hoặc 3/2/2
- Câu lục có nhịp: 3/3 hoặc 2/2/2
- Câu bát có nhịp: 4/4 hoặc 2/2/2/2
3. Các tác phẩm tiêu biểu
Nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu xuất hiện trong khoảng từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX với những tác giả và tác phẩm nổi tiếng.
Một số tác phẩm có thể kể đến như:
– Bản dịch Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm
– Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân
– Văn tế thập loại chúng sinh – Nguyễn Du
– Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều
– Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ
– Bản dịch Tỳ bà hành – Phan Huy Thực
– Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
– Hải ngoại huyết thư – Phan Bội Châu
– …
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài thơ hay của các tác giả khác, cùng tìm hiểu tiếp trong mục Thể thơ lục bát nhé!
4. Tham khảo
– Website
– Sách
Sách giáo khoa Ngữ văn 7