Nguyễn Đàm (1771 – 1824)

1. Thông tin

– Tên gọi: Nguyễn Đàm hay Nguyễn Đạm hay Nguyễn Hành (阮衡)

Tên thường gọi: Hai Hành

Tự: Tử Kính

Hiệu: Nam Thúc

Biệt hiệu: Ngọ Nam, Nhật Nam, Tâm Trai, Nam Song

Tước hiệu: Hiển cung đại phu phó trung úy Hành nhạc bá

– Sinh ngày 28/4/1771 (tức ngày 15/4/Tân Mão) tại Thăng Long, Đại Nam (nay là Tp. Hà Nội, Việt Nam). Quê gốc tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, Đại Nam (nay là tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam)

Mất năm 25/1/1824 (tức ngày 23/12/Quý Mùi) (53 tuổi) tại Đại Nam (nay là Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Quốc tịch: Đại Nam

Dân tộc: Kinh

– Là người dân thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

– Ông nộiNguyễn Thiềubà nộiĐặng Thị Tuyết

Ông ngoại là Bùi Thế Đạt

– BốNguyễn Điềumẹ là Nguyễn Thị Nguyện

3. Con người và tính cách

Ông học rộng, nổi tiếng về thơ, nhưng không ra cộng tác với Tây Sơn hay triều Nguyễn, mà cam phận sống nghèo khổ và lúc nào cũng ôm ấp tâm sự hoài Lê.

Nguyễn Huy Vinh viết bài tựa trong Quan Đông hải tập: Tôi thấy Tử Kính là người thông tuệ, vừa 10 tuổi mà những câu văn viết ra từng làm cho mọi người thảy đều kinh ngạc. Tiên công xem ông là thần đồng.

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Con thứ ? trong gia đình có ? anh chị em (Nguyễn Thiện, Nguyễn Hành)

Cảnh Hưng thứ 32, đời vua Lê Hiển Tông ở tại dinh Kim Âu, bên cạnh hồ Kim Âu (nay là khu Cát Linh, Bích Câu, nhà ga Hà Nội, Tp. Hà Nội, Việt Nam)

Nắm 1783 khi 12 tuổi, bố là Nguyễn Điều làm trấn thủ Sơn Tây, ông theo cha.

Năm 1786 khi 15 tuổi, cùng cha về Thanh Chương. Nguyễn Điều uất ức trước sự sụp đổ của nhà Trịnh mà chết. Nguyễn Hành sống trong cảnh bần hàn, long đong phiêu bạt khắp Tiên Điền, Thanh Chương, Trường Lưu, Phúc Giang thư viện nương tựa chỗ anh rể Nguyễn Huy Tự, khi lại ra Thăng Long.

Nguyễn Huy Vinh viết: Đêm ngày đọc không ngừng nghỉ, thường mượn sách của tôi, hễ không phải sách thời Tam Đại, Hán Ngụy thì quyết chẳng xem, dụng tâm rất cao minh, nhiều điều sở đắc.

Năm 1794 đến Tiên Điền, Hà Tĩnh cùng chú là Nguyễn Du xây lại từ đường, đình chùa. Tại đây ông đề các câu đối cho các đền thờ. Thuở ấy vùng Thanh Nghệ còn truyền tụng câu: Nghệ Hai Hành, Thanh Cả Triệu.

Năm 1798 Ngô Thời Nhậm gửi biếu Nguyễn Hành một chiếc áo lụa thâm cùng bản thảo Đại viên giác nhị thập tứ thanh và giấy bút mực. Đề nghị Nguyễn Hành dùng chữ trong kinh Phật mỗi thanh làm một bài kệ. Ông từ chối nhưng viết một thiên Tiểu Khấu, tóm lược nội dung chính văn và một bài thơ gửi ra với pháp danh là Hải Điền

Năm 1801 đến Thăng Long tham gia viết Trúc Lâm Tông chỉ Nguyên Thanh với Ngô Thời Nhiệm.

Năm 1802 về Tiên Điền dựng ngôi nhà nhỏ, có nơi ăn ở yên ổn, trồng cây sửa cảnh vườn, lấy hiệu là Nam Song. Thường đi đây đó thăm Nghệ An, vào Quảng Nam thăm Vũ Trinh bị lưu đày, qua lại Bắc Thành gặp gỡ bầu bạn, gửi nỗi niềm văn chương. Viết tựa cho tập Hoa trình tiêu khiển của chú là Nguyễn Nể, bàn về phong thổ ký của Ngỗ Nhân Tĩnh, tựa sách phong thổ ký của Bùi Dương Lịch.

Thời Gia Long xảy ra vụ án bài thơ của Nguyễn Văn Thuyên con quan Trung Quân nguyên Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành, bài thơ Thuyên muốn tụ tập danh sĩ Châu Hoan, châu Ái, để giúp nhau thay đổi hội cơ này, Thuyên bị án chém, Nguyễn Văn Thành tự tử.  Thầy dạy Thuyên là Vũ Trinh quan Hữu Tham Tri Bộ Lễ  bị lưu đày 12 năm tại Quảng Nam. Nguyễn Hành có mối quan hệ gia đình và có viết tựa sách cho Vũ Trinh, Nguyễn Hành có vào Quảng Nam thăm ông, Nguyễn Hành bị nghi ngờ giam lỏng ở Thăng Long, vợ con nheo nhóc, đói không cơm, rét không áo, thường ngày ông ngâm vịnh để tỏ chí khí xót xa, sầu thảm. Binh Bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường bị tội xử thắt cổ, tội không khai báo ao ruộng. Tham Hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển chồng Hồ Xuân Hương bị tử hình tội tham nhũng 700 quan tiền, Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng, thi tướng tao đàn Cổ Nguyệt Đường chết đột ngột, có lẽ tự tử đều là những người văn học tài giỏi.

Năm 25/1/1824 ông mất trong cảnh nghèo khó.

4. Tác phẩm và công trình tiêu biểu

Hiện nay tác phẩm của ông chỉ con lại 222 bài:

Tập thơ Quan Đông hải (hoặc Quan Hải Đông hay Quan Hải tập)

Tập thơ Minh quyên thi tập

Thiên địa nhân vật sự ký (hiện đã thất lạc)

5. Giải thưởng và tôn vinh

Người đương thời liệt vào An Nam ngũ tuyệt

6. Tham khảo

– Internet

saimonthidan.com

nghiencuulichsu.com

langhue.org

– Ấn phẩm

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *