Thể thơ thất ngôn bát cú

Thế kỷ VII, một trong những thời kỳ hưng thịnh nhất của xã hội Trung Hoa, kéo theo sự phát triển của mọi mặt xã hội. Văn học Trung Quốc cũng vì thế mà phát triển, trong đó phải kể đến thơ ca, một nền tảng nghệ thuật đánh dấu những bước sinh trưởng của văn hóa, lây lan sang các nước Đông Á, mạnh mẽ nhất là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng trong các thi phẩm xưa

1. Thông tin cơ bản về thơ thất ngôn bát cú

Thể thơ thất ngôn bát cú (七言八句) hay còn gọi là Thất ngôn bát cú Đường luật, được mệnh danh là cổ thi (nghĩa là thể thơ cổ xưa nhất), xuất hiện từ rất sớm. Đến thế kỷ VII, đời nhà Đường mới được đặt quy định cụ thể, rõ ràng.

Thể thơ thất ngôn bát cú tiểu biểu nằm trong nhóm thơ Đường luật, còn được gọi là thơ cận thể, nhằm đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy. Thơ Đường luật với hệ thống quy tắc phức tạp, thể hiện ở 5 điều: Luật, niêm, vần, đối và bố cục.

Thể thơ này còn được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng trong thi cử tuyển chọn nhân tài vì những quy luật chặt chẽ của nó.

Ở Việt Nam, Nguyễn Thuyên là người đưa tiếng Việt vào thơ văn và đặt ra thể Hàn luật, kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Thời Bắc thuộc được các cây bút quý tộc sử dụng rất phổ biến. Cho đến khi phong trào Thơ mới năm 1945, với sự sáng tạo các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt để tìm sự lãng mạn, bay bổng.

2. Kết cấu về thể thơ thất ngôn bát cú

Mỗi bài thơ có 8 câu và mỗi câu 7 chữ. Tức là chỉ có 56 chữ trong bài thơ.

Có 2 cách làm thơ thất ngôn bát cú thông dụng:

  • Thất ngôn bát cú Đường luật: Quy định nghiêm khắc luật, niêm, vần và có bố cục rõ ràng.
  • Thất ngôn bát cú Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng độc vận (một vần) hay liên vận (nhiều vần) nhưng vẫn phải theo quy luật âm thanh, theo nhịp bằng trắc.

Ngoài ra, ít phổ biến và sử dụng nhiều ở Việt Nam còn có cách khác là Thất ngôn bát cú Hàn luật, được đặt cho các tác phẩm chữ Nôm.

Ví dụ:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan

Người ta phân định mỗi cặp đi liền nhau là các câu theo thứ tự: Đề, thực, luận và kết

a) Nguyên tắc gieo vần

– Luật

Thơ Thất ngôn bát cú được làm theo 2 luật: luật bằng và luật trắc. Có hai vần là vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, các tác giả thường làm theo vần bằng (tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng)

  • Luật bằng vần bằng là các bài thơ mà tiếng thứ 2 của câu đầu là vần bằng và các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6 và 8 phải vần với nhau và là vần bằng.
  • Luật trắc vần bằng là các bài thơ mà tiếng thứ 2 của câu đầu là vần trắc và các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6 và 8 phải vần với nhau và là vần bằng.

Điều căn bản là nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là các câu lần lượt phải đối với các câu trên cả về âm và ý. Để dễ hơn người ta áp dụng Nhất tam ngũ bất luận, để các cặp câu đối xứng.

  • Đối âm

Nguyên tắc thanh của bài thơ dựa vào tiếng thứ 2 của câu đầu. Tiếng thứ 2 là vần bằng thì là thể bằng, và ngược lại. Trong một câu chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, dồng thời chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia.

Ví dụ chữ thứ 2 và chữ thứ 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng tahnh trắc, hoặc ngược lại. Nếu các câu thơ Đường luật mà không thỏa mãn quy định này thì được gọi là thất luật.

Bảng luật như sau:

Luật vần bằng

+ B + T + B B

+ T + B + T B

+ T + B + T T

+ B + T + B B

+ B + T + B T

+ T + B + T B

+ T + B + T T

+ B + T + B B

Ví dụ:

Trăng thu tở sáng nhớ xa xăm

Tháng tám chờ trông đến bữa rằm

Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng

Cha làm trống ếch đánh quanh năm

Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh

Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm

Chiếc lá chao mình trong gió sớm

Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

Trung Thu – Hoàng Thứ Lang

Luật vần trắc

+ T + B + T B

+ B + T + B B

+ B + T + B T

+ T + B + T B

+ T + B + T T

+ B + T + B B

+ B + T + B T

+ T + B + T B

Ví dụ;

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều

Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu

Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc

Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều

Gió Sở không vơi niềm tịch mịch

Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu

Xa xôi cách trở Kim lang hỡi

Có thấu lòng em tủi hận nhiều

Trăng thề vườn Thúy – Hoàng Thứ Lang

Người ta quy định những luật lệ rất nghiêm ngặt thông qua câu: Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. (Nghĩa là các câu 1, 3 và 5 không cần theo luật; còn các câu 2, 4 và 6 thì phải đúng với nguyên tắc)

  • Đối ý

Theo nguyên tắc thì một bài thơ các câu thực và luận phải đối nhau. Được hiểu theo sự tương phản (cả từ đơn, từ nghép, từ láy) và về việc sử dụng từ ngữ. Đối chữ với việc: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh,… Nếu một bài thơ Đường luật mà không thỏa mãn theo luật thì được gọi là thất đối.

– Niêm

Trong thơ Đường luật, giống nhau về luật thì gọi là niêm với nhau (niêm là giữ cứng). Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ 2 trong cả 2 câu cùng một luật hoặc cùng bằng, hoặc cùng trắc. Nếu không niêm thì gọi là thất niêm.

Nguyên tắc như sau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Cau 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

– Vần

Trong các bài thơ chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 gọi là vần với nhau. Nếu mà không đủ điều kiện để vần thì gọi là thất vận.

Những chữ có vần hoàn toàn giống nhau, giống cả về âm lẫn thanh điệu gọi là vần chính, chữ có vần gần giống nhau gọi là vần thông. Hầu hết dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có ngoại lệ.

b) Luật thanh

– Bố cục

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật truyền thống được chia làm 4 phần: Đề, thực (hoặc trạng), luận, kết

  • Đề gồm 2 câu đầu. Câu đầu tiên là câu phá đề, câu thứ 2 là câu thừa đề: Mở ý cho đầu bài.
  • Thực gồm 2 câu tiếp: Giải thích rõ ý đầu bài.
  • Luận gồm 2 câu tiếp nữa: Bình luận 2 câu thực.
  • Kết gồm 2 câu cuối. trong đó câu 7 là câu thúc (câu chuyển), câu 8 là câu hợp. Kết thúc ý toàn bài.

Cũng có quan điểm cho rằng:

– Hai câu đề: giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc.

– Hai câu thực: trình bày, mô tả sự vật sự việc.

– Hai câu luận: diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc sự vật, hiện tượng.

– Hai câu kết: khái quát toàn bộ nội dung theo hướng mở rộng và nâng cao.

Ở quê hương Đường thi, nơi phong trào tập cổ ở Trung Quốc không có khái niệm Đề thực luận kết mà thay bằng Đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên. Nói ngắn gọn bằng Khởi (Khai), Thừa, Chuyển, Hợp.

Kim Thánh Thán đưa ra quan điểm Cảnh – Tình, khi chia toàn bài ra làm 2 phần đều nhau: 4 câu đầu nặng về cảnh và 4 câu dưới nặng về tình.

Cách ngắt nhịp thông thường là: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4

Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tác một số biệt thể thơ Đường luật:

  • Tiệt hạ: ý và lời thơ đều lơ lửng, để người đọc tùy vào suy nghĩ.

Gặp thế cờ hay muốn phá thì…

Điều quân khiển tướng chẳng qua vì…

Trùng trùng trận cuộc song nhìn lại…

Điệp điệp quan binh nhưng nghĩ đi…

Ý chậm chí bền nên có lúc…

Trí nhanh nước sáng vẫn đôi khi…

Thú vui nhàn nhã dường như lắm…

Mất ngủ mà sao thật lạ kỳ…

Giải thế cờ – Trường Văn Nguyễn Phước Thắng
  • Yết hậu: xuất hiện trong thơ tứ tuyệt, câu cuối còn vài chữ.
  • Thủ vĩ ngâm: câu 8 lặp lại của câu 1
  • Vĩ tam thanh: từ láy 3 ở cuối câu

Suốt ngày ôm sách cửa cừa cưa

Thua mấy thì thua chứa chửa chưa

Kỹ quá nên đành sương sướng sượng

Sơ nhiều chả trách đửa đừa đưa

Thế hòa sao cứ đàu đau đáu

Nước chẳng can chi bứa bửa bừa

Cứ gắng, việc đời nan nán nản

Biết bao gương sáng xửa xừa xưa

Luyện cờ – Trường Văn Nguyễn Phước Thắng

3. Các tác phẩm tiêu biểu

Qua đèo ngang – Bà huyện Thanh Quan

Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu – Hồ CHí Minh

Giải thế cờ – Trường Văn Nguyễn Phước Thắng

4. Tham khảo

– Internet

Wikipedia.org

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *