Thể truyện thơ
1. Thông tin
– Tên: Thể truyện thơ hay Truyện thơ Nôm hay Truyện Nôm
– Soạn giả: Phong Lục
– Giảng viên: Long Phục
2. Sơ lược
Truyện thơ là thể loại dùng các thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật). Ðây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh về hiện thực của xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nôm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Nội dung của truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả và thường là miêu tả chi tiết, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật. Truyện thơ Nôm tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt dùng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm. Truyện Nôm là một bộ phận văn học độc đáo và thể hiện nét thẫm mỹ độc đáo của nền văn học phong kiến Việt Nam mà không nền văn học nào có đươc.
Có nhiều nguồn gốc cốt truyện khác nhau:
- Cốt truyện dân gian
- Cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc (tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, ca bản)
- Cốt truyện từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống (có thông qua hư cấu, sáng tạo)
Có hai cách phân loại truyện thơ Nôm:
- Căn cứ vào thể thơ dùng để sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm Đường luật và truyện thơ Nôm lục bát.
- Căn cứ vào đối tượng sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học.
Theo Đại học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, các tác phẩm truyện thơ Nôm có thể được phân chia như sau:
- Truyện thơ Nôm tài tử giai nhân vay mượn Trung Quốc
- Truyện thơ Nôm tài tử giai nhân do văn nhân Việt Nam tự sáng tác
- Truyện thơ Nôm truyền kì
- Truyện thơ Nôm truyền thuyết
- Truyện thơ cổ tích
- Truyện thơ Nôm ngụ ngôn
- Truyện thơ Nôm sử tích
- Truyện thơ Nôm tôn giáo
3. Kết cấu
Hội ngộ
– Khung cảnh thiên nhiên: dạo chơi, viếng cảnh,…
– Khung cảnh gia đình: gặp nhau có mặt gia trưởng,…
Hôn nhân
– Do cha mẹ ước định trước
– Tự ý đính hôn
Tai bến
– Tai họa đột ngột: bị vu oan, bị đưa sang xứ khác,…
– Bị tiểu nhân chia rẽ, bức hại,…
Đôi bên vượt qua trắc trở
– Một lòng chung thủy, có thể tự vẫn để giữ phẩm hạnh (nhưng được cứu sống)
– Thi đỗ được ban chức tước
– Lập được công lao lớn
Đoàn viên
– Kết hôn trong cảnh vinh hiển / được vua tứ hôn
– Có thể một chàng cưới hai, ba nàng (kết thúc không có hậu)
4. Một số tác phẩm tiêu biểu
Lý Công
Phạm Tải, Ngọc Hoa
Mã Phụng, Xuân Hương
Phương Hoa
Tống Trân, Cúc Hoa
Phan Trần
Bà chúa Ba
Hoàng Trừu
Lưu Nữ Tướng
Bần Nữ Thán
Truyện Chàng Chuối
Trinh Thử Tân Truyện
Chuyện Cái Tấm, Cái Cám
Phạm Công, Cúc Hoa
Truyện Từ Thức
Thoại Khanh Châu Tuấn
Thạch Sanh
Liễu Hạnh Công Chúa Diễn Âm
Nhị Độ Mai
Truyện Kiều – Nguyễn Du
Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu
5. Giải thưởng và tôn vinh
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm