Thể ngâm khúc
1. Thông tin
– Tên: Thể ngâm khúc
– Soạn giả: Phong Lục
– Giảng viên: Long Phúc
2. Sơ lược
Có nguồn gốc trong thư tịch cổ Trung Hoa, trong dân ca – nhạc phủ các thời Lưỡng Hán (206 TCN – 220), Lục triều (220 – 581). Gắn liền với âm nhạc và thường buồn. Lan rộng ra các quốc gia lân cận.
Thể ngâm khúc thuộc loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát, thường có quy mô tương đối lớn (thường là trăm câu thơ, lớn hơn nữa là đến vài trăm câu thơ). Phát hiện sớm nhất là giữa thế kỷ XVIII với bài thơ Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm.
3. Kết cấu
Toàn bộ bài thơ thể ngâm khúc được thể hiện theo quá trình gấp khúc về trình tự thời gian:
- Mở đầu là màn hồi tưởng về quá khứ.
- Phần trung tâm: cuộc sống bất hạnh của con người trong hiện tại.
- Kết thúc: Ước mơ về ngày mai tương sáng.
Có thể được kết hợp với cách gọi là ngâm khúc. Bao gồm các tác phẩm bằng văn vần, thường để bày tỏ niềm riêng, nỗi đau buồn về một vấn đề bức xúc trong cuộc sống.
Cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật độc thoại. Thường thể hiện nỗi niềm hồi tưởng mong nhớ, sầu muộn, suy tư, ai oán, xót thương cho số phận mình. Và không đối tượng nào được kết thúc có hậu, vì tất cả chỉ bao hàm ở suy nghĩ và ước muốn tương lai.
Thể hiện trên nền thể thơ song thất lục bát với nhịp điệu giúp dễ dàng chuyển tải nỗi niềm của nhân vật trữ tình.
Về đặc điểm đối tượng được đề cập mạnh về các vấn đề, cảnh huống quen thuộc. Với không gian mơ hồ mang tính ước lệ tượng trưng với đặc thù của thơ cổ Đông phương.
Ngôn từ đa vần và có tiết tấu linh động. Các biện pháp tu từ như phép đối, từ láy và điệp từ nhằm tăng cường yếu tố nhạc tính cho thơ. Sử dụng nhiều từ Hán Việt
4. Một số tác phẩm tiêu biểu
Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn
Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều
Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân
Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ
Văn chiêu hồn – Nguyễn Du
Thu dạ lĩnh hoài ngâm – Đinh Nhật Thận
Tứ thời khúc vịnh – Hoàng Sỹ Khải
Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
Hải ngoại Huyết thư – Phan Bội Châu
Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu
5. Giải thưởng và tôn vinh
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm