Thể ngâm
1. Thông tin
– Tên: Thể ngâm
– Soạn giả: Phong Lục
– Giảng viên: Long Phúc
2. Sơ lược
Thể thơ cổ có nguồn gốc từ thơ Nhạc phủ đời nhà Hán (Trung Quốc). Nằm trong nhóm thể thơ cổ phong. Có thể tạm coi thơ Trung Quốc bắt đầu từ Kinh thi, được coi là do Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN) san định từ những bài ca dao thời đó. Tiếp theo xuất hiện Ly tao, Cửu ca,… của Khuất Nguyên (340 TCN – 278 TCN) đã mở đường cho lối Sở từ (cũng còn được gọi là Ly tao thể). Đây là hai nguồn gốc cơ bản, những thi nhân về sau dựa vào đây và từng bước phát triển hình thành nên toàn bộ thơ ca Trung Quốc về sau.
Đặc trưng của những bài trong Kinh thi chủ yếu là tứ ngôn, còn lối Sở từ thì dùng các liên từ “chi” 之, “hề” 兮 trong câu, và cũng góp phần vào sự hình thành của thể thơ ngũ ngôn và thất ngôn về sau.
3. Kết cấu
Khúc và ngâm được dùng tương đương về nghĩa, hoặc theo cách kết hợp: Ngâm khúc. Ngâm khúc: Tác phẩm bằng văn vần, thường để bày tỏ niềm riêng, nỗi đau buồn về một vấn đề bức xúc trong cuộc sống; thể thơ cổ phong, thơ song thất lục bát với dung lượng đáng kể, được sử dụng để chuyển tải nỗi niềm ấy (Phân biệt với cách hiểu ngâm, khúc ở thơ Đường qua bảng trên).
Về đặc điểm đối tượng được đề cập, mạnh về các vấn đề, cảnh huống quen thuộc
Về thể thơ, dùng cổ phong,
4. Một số tác phẩm tiêu biểu
Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn
Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều
Giang thượng ngâm – Lý Bạch
Bạch đầu ngâm – Lý Bạch
Tiết phụ ngâm – Trương Tịch
Du tử ngâm – Mạnh Giao
5. Giải thưởng và tôn vinh
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm