Lĩnh Nam chích quái – Trần Thế Pháp
1. Thông tin
– Tên sách: Lĩnh Nam chích quái (嶺南摭怪). Có sách ghi là Lĩnh Nam trích quái
Nghĩa là Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam.
– Tác giả: Trần Thế Pháp
– Thời gian sáng tác: Cuối đời nhà Trần
– Ngôn ngữ chính: chữ Hán
– Nội dung sơ lược:
Trong Lĩnh Nam chích quái bản cổ gồm 22 truyện tổng hợp qua từng giai đoạn lịch sử và các nhân vật của Việt Nam.
Tổng hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam khoảng cuối đời nhà Trần.
– Thời gian:
Năm 1492 (Nhâm Tý, Hồng Đức thứ 23) Tiến sĩ Vũ Quỳnh thông tin trong bài “Tựa” của mình khi tìm được sách Lĩnh Nam chích quái và đã nhuận chính (sửa chữa) cuốn sách. Nhưng không nói rõ về tác giả.
Năm 1493 (Quý Sửu, Hồng Đức thứ 24) Tiến sĩ Kiều Phú (1447 – ?) cũng viết trong bài Hậu tự rằng đã nhuận chính cho sách. Và cũng không nói rõ về tác giả.
Có tài liệu nói Vũ Quỳnh và Kiều Phú cùng hợp tác để nhuận chính. Nhưng trong hai bài Tựa của hai người không có ai nhắc đến sự cộng tác này.
Khoảng năm 1679, Nguyễn Nam Kim thêm phần Tục biên gồm 4 truyện.
Năm 1749 (Cảnh Hưng thứ 10) Vũ Đình Quyền phụng chỉ soạn thêm 2 truyện.
Năm 1757 (Cảnh Hưng thứ 18) Vũ Khâm Lân ghi lại truyện Trành quỷ hiển linh truyện.
Đời nhà Mạc, nho sinh Đoàn Vĩnh Phúc bổ sung thêm cho sách.
2. Vị trí
Hiện tại ở Thư viện Khoa học Xã hội (Hà Nội) có 4 bản Lĩnh Nam chích quái.
- Bản A.33: Xuất bản năm 1960. Chép từ bản đề năm 1697 (Chính Hòa thứ 18). Có 2 quyển, gồm 22 truyện. Biên tập: Trần Thế Pháp. Hiệu đính: Vũ Quỳnh. Soạn dịch: Kiều Phú.
- Bản A.1200: Mục lục ghi 45 truyện, nhưng chỉ còn 35 truyện. Thiếu từ truyện 35 Lý Phục Man đến truyện 45 Huyền Quang.
- Bản A.1300: Có 3 truyện, nhưng bị mất đầu sách, chỉ còn từ nửa đầu truyện 13 Kim Quy. Bài Hậu tự của Kiều Phú đề năm 1493 (Quý Sửu, Hồng Đức thứ 24). Sau Mục lục có dòng chua phần Tục bổ (4 truyện) là của Nguyễn Nam Kim. Phần Tăng bổ, có 2 truyện ghi tác giả là Vũ Đình Quyền phụng chỉ vua Lê Hiển Tông làm năm 1749 (Cảnh Hưng thứ 10). Phần Tục bổ, truyện Trành quỷ hiển linh truyeejnchua rõ là do Vũ Khâm Lân ghi lại vào năm 1757 (Cảnh Hưng thứ 18).
- Bản A.2107: Tên gọi Lĩnh Nam chích quái truyện. Sửa và bài Tựa của Kiều Phú. Một số tên truyện khác: Lang Liêu chưng bính truyện, Cao Thị Tân lang truyện, Mai thị Tây qua truyện,…
Viện Sử học (Việt Nam) còn có bản ký hiệu HV 486
Theo nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp, Lĩnh Nam chích quái không hẳn là sách của tác giả nào, mà là các câu truyện do nhiều người sưu tầm, cải biên. Trong đó, tên tác giả chỉ là người đầu tiên xây dựng và không có văn bản chứng minh.

- Mua sách cũ LIÊN HỆ
- Bản mobile: Xem thêm (Nguồn: wattpad.com)
- Bản decktop: Xem thêm (Nguồn: trandinhhoanh.wordpress.com)
- Tải ebook: Tải ngay (Nguồn: namkyluctinh.com)
3. Mục lục
Bản HV 486 (Viện Sử học Việt Nam)
– Quyển 1
- Hồng Bàng Thị truyện (鴻龐氏傳), chuyện về họ Hồng Bàng thời cổ.
- Ngư tinh truyện (魚精傳), chuyện về Ngư tinh do Lạc Long Quân tiêu diệt.
- Hồ tinh truyện (狐精傳), chuyện về một hồ ly tinh do Lạc Long Quân tiêu diệt.
- Mộc tinh truyện (木精傳), chuyện một loại yêu quái có hình dạng và đặc tính cây từ thời cổ.
- Đổng Thiên vương truyện (董天王傳), câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương.
- Tân Lang truyện (檳榔傳), còn gọi là Sự tích trầu cau, giải thích ý nghĩa người Việt dùng trầu cau làm sính lễ khi cưới hỏi.
- Nhất dạ trạch truyện (一夜澤傳), câu chuyện về đầm Nhất Dạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung mị nương.
- Chưng bính truyện (蒸餅傳), là truyền thuyết về Lang Liêu làm ra Bánh chưng, mô phỏng tâm kế muốn đoạt ngôi trong xã hội Hùng vương thần thoại.
- Tây qua truyện (西瓜傳), chuyện về sự tích quả Dưa hấu.
- Bạch trĩ truyện (白雉傳), nói về sự kiện Việt Thường Thị cống chim trĩ trắng thời Chu Công.
– Quyển 2:
- Lý Ông Trọng truyện (李翁仲傳), câu chuyện về Lý Ông Trọng.
- Việt tỉnh truyện (越井傳), câu chuyện cái giếng Việt vào khoảng thời Triệu Đà, hình thành cố sự về Ân vương thành (殷王城).
- Kim Quy truyện (金龜傳), câu chuyện về Rùa thần Kim Quy.
- Nhị Trưng phu nhân truyện (二徵夫人傳), câu chuyện thần thoại về Hai Bà Trưng theo nhãn quan thời Lý Trần.
- Man Nương truyện (蠻娘傳), câu chuyện về Phật Mẫu Man Nương.
- Nam Chiếu truyện (南詔傳), vắn tắt về nước Nam Chiếu.
- Tô Lịch giang truyện (蘇瀝江傳), chuyện về Sông Tô Lịch.
- Tản Viên sơn truyện (傘圓山傳), câu chuyện về thần núi Tản Viên.
- Long Nhãn Như Nguyệt nhị thần truyện (龍眼如月二神傳), câu chuyện về hai vị thần của hai sông Long Nhãn và Như Nguyệt.
- Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không truyện (徐道行、阮明空傳), câu chuyện đầy sự thần bí về Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không.
- Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải truyện (楊空路、阮覺海傳), câu chuyện về Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải.
- Hà Ô Lôi truyện (何烏雷傳), câu chuyện đầy tính kỳ bí về Hà Ô Lôi.
- Dạ Xoa vương truyện (夜叉王傳), giảng giải về vương quốc Hồ Tôn Tinh trong truyền thuyết.
4. Bản dịch
a) Nhà xuất bản trẻ và Nhà xuất bản Hồng Bàng.

– Nhà xuất bản: NXB Trẻ – NXB Hồng Bàng
– Vị trí: Series Cảo thơm trước đèn
– Số trang: 186 trang (bìa mềm)
– Kích thước: 13 x 20 cm
– Trọng lượng:
– Năm xuất bản: 2013
Lời nhà xuất bản 5
Lời giới thiệu 8
Tự
Tựa Lĩnh nam chích quái liệt truyện 29
TẬP I
Truyện Họ Hồng Bàng 33
Truyện Ngư tinh 41
Truyện Hồ tinh 43
Truyện Đổng Thiên Vương 45
Truyện Nhất Dạ Trạch 49
Truyện Mộc tinh 55
Truyên Cây cau 58
Truyện Bánh chưng 60
Truyện Dưa hấu 62
Truyện Chim Bạch trĩ 64
TẬP II
Truyện Lý Ông Trọng 67
Truyện Giếng Việt 70
Truyện Rùa Vàng 76
Truyện hai bà Trinh linh phu nhân họ Trưng 82
Truyện Man Nương 84
Truyện Nam Chiếu 87
Truyện sông Tô Lịch 90
Truyện núi Tản Viên 93
Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt 97
Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không 100
Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải 111
Truyện Hà Ô Lôi 116
Hậu tự 124
PHỤ LỤC 129
I. Các truyện dịch thêm
Truyện Dạ Thoa vương 131
Truyện tướng quân họ Cao ở Vũ Ninh 132
Truyện thần sông Bạch Hạc 135
Truyện thần chính khí Long Đỗ 137
Truyện Quốc sư xây đền Sóc thiên vương 140
Truyện đền thờ Hoằng Thánh đại vương 141
Truyện vị thần ở xứ Đằng Châu 142
Truyện bà phu nhân trinh liệt Mỵ Ê 145
Truyện Ứng Thiên hóa dục Hậu thần 146
Truyện vị thần núi Hồng Lĩnh 148
Truyện thần núi Vọng Phu 149
Truyện con trâu vàng ở huyện Tiên Du 150
Truyện vị thần làng Bố Bái 151
Truyện vị thần ở chằm Lân Đàm 153
II. Tóm tắt các truyện chưa được dịch 154
III. Bảng liệt kê các truyện trong 9 bản Lĩnh nam chích quái khác nhau 162
- Mua sách cũ LIÊN HỆ
b) Nhà xuất bản Kim Đồng

– Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng
– Số trang: 260 trang (bìa cứng)
– Kích thước: 24 x32 cm
– Trọng lượng: 1490 gram
– Năm xuất bản: 5/2020
5. Mệnh danh và tôn vinh
Được coi là cuốn sách tổng hợp truyền thuyết cổ đại nhất Việt Nam cùng với cuốn Việt điện u linh.
6. Biến thể