Triều đại Nguyễn

1. Thông tin

– Tên gọi Nhà Nguyễn (chữ Nôm: 茹阮, chữ Hán: 阮朝) hay Triều Nguyễn, Nguyễn triều

– Bắt đầu năm 1802

Kết thúc năm 1945 (143 năm)

Quốc hiệu: Việt Nam (越南, 1804 – 1839) và Đại Nam (大南, 1839 – 1945)

– Thủ đô: Phú Xuân (Huế ngày nay)

– Ngôn ngữ chính: Tiếng Việt

– Quốc ca: Đăng đàn cung

2. Vị trí

Đang cập nhật…

3. Đặc điểm

Đang cập nhật…

4. Địa lý

– Diện tích 557.000 km2 (1830)

5. Tài nguyên, khoáng sản

Đang cập nhật…

6. Khí hậu

Đang cập nhật…

7. Sinh thái

Đang cập nhật…

8. Tổ chức chính trị

– Người thành lập: Nguyễn Ánh

– Chế độ: Quân chủ chuyên chế

– Vua qua các đời:

Gia Long Nguyễn Ánh (1802 – 1820)

Minh Mạng

Thiệu Trị

Tự Đức

Bảo Đại (1925 – 1945)

9. Hành chính

– Phân cấp:

Đứng đầu nhà nước là hoàng đế, nắm mọi quyền hành trong tay. Giúp hoàng đế giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Văn thư phòng (năm 1829 đổi là Nội các). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật. Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia.

Bên dưới, triều đình lập ra 6 Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước, các bộ gồm: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ Công. Bên cạnh 6 Bộ còn có Đô sát viện (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang,… cùng với một số Ti và Cục khác.

Theo Trần Trọng Kim, người ta “thường hiểu mấy chữ quân chủ chuyên chế theo nghĩa của các nước Tây Âu ngày nay, chứ không biết mấy chữ ấy theo cái học Nho giáo có nhiều chỗ khác nhau…” Theo tổ chức của nhà Nguyễn, khi có việc gì quan trọng, thì vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền lớn nhưng lại không được làm điều gì trái phép thường. Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can ngăn vua và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại địa phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.

Ngạch quan lại chia làm 2 ban văn và võ. Kể từ thời vua Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của tỉnh nhà. Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền lợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm.

– Đơn vị hành chính:

Năm 1802, trong khi đã quyết định Phú Xuân là quốc đô, Nguyễn Ánh vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên cũ Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu.

Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831 – 1832, nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên, đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh, và vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh. Thừa Thiên, nơi tọa lạc của kinh đô Phú Xuân, là phủ trực thuộc Trung ương. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (mỗi người phụ trách 2–3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh) và Tuần phủ (dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ 1 tỉnh). Giúp việc có Bố chánh sứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp. Phụ trách về quân sự có chức lãnh binh. Các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm, và thường là võ quan cao cấp, về sau mới bổ dụng thêm các quan văn.

Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống do người dân tự lựa chọn cử ra quản trị. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.

Đối với vùng thượng du và với các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số, Minh Mạng thực hiện nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với các vùng miền xuôi. Năm 1829, ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (các tù trưởng của dân tộc thiểu số) mà cho quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương làm Thổ tri các châu huyện. Sau đó, Minh Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do người Kinh nắm giữ để khống chế các vùng này tốt hơn và tiến hành thu thuế như ở miền xuôi. Tuy nhiên, do phản ứng của người dân địa phương, vua Tự Đức sau đó đã bãi bỏ chế độ lưu quan.

Tính đến cuối thế kỷ 19, Việt Nam có 98 phủ bao gồm 342 huyện và châu.

Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vua Gia Long từ năm 1816 đã chính thức ra lệnh tiếp thu Hoàng Sa, cắm cờ trên đảo và đo thủy trình. Sang triều Minh Mạng, nhà Nguyễn cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. Từ thập niên 1890, chính quyền Bảo hộ nhân danh triều đình Huế của nhà Nguyễn cũng có dự định dựng ngọn hải đăng để khẳng định chủ quyền của Pháp trên quần đảo Hoàng Sa nhưng đồ án không thực hiện được và mãi đến năm 1938 mới có lực lượng chính thức chiếm đóng quần đảo này. Dù vậy, khi nhà Thanh gửi thuyền xâm phạm quần đảo Hoàng Sa vào những năm đầu thế kỷ 20 thì Bộ Ngoại giao Pháp đã có công văn phản đối. Cuộc tranh chấp này kéo dài cho đến khi người Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương và vẫn chưa kết thúc.

10. Lịch sử

– Ngày 1/6/1802 Nhâm Tuất, Nguyễn Ánh lên ngôi. Niên hiệu Gia Long. Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn.

Từ năm 1802 – 1884, 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc nổi dậy của người dân. Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng khiến người dân bất bình, đến thời Minh Mạng thì lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ ở Campuchia nên đã khiến ngân khố cạn kiệt, đến thời Tự Đức thì mọi mặt của đất nước đều sút kém.

– Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ. Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực. Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Việt khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Việt Nam.

– Thập niên 1850, một nhóm trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra sự trì trệ của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp – thương mại, cải cách quân sự – ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số, còn đa số quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách và mở cửa đất nước nên Tự Đức không quyết tâm thực hiện những đề xuất này. Nước Đại Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm.

– Năm 1859 chiến hạm Pháp tấn công Gia Định.

Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo. Triều đình không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm mua bán quyết liệt hơn trước. Nhân vụ An Phong Công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848 – 1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày. Cũng đồng thời lúc này, trước tình hình người Pháp xâm lấn, trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách: liên tiếp các năm 1864, 1866, 1868, 1867, 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng nhà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần. Những đề xuất cải cách này được triều đình đem ra hỏi ý kiến quan lại địa phương. Triều đình cũng dùng những đề xuất này làm đầu đề văn sách hỏi ý kiến sĩ tử nhưng dư luận chung lúc đó là từ chối duy tân. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.

Về việc cá nhân, vua Tự Đức không có con nên ông truyền ngôi lại cho một người con của anh mình là vương tử Nguyễn Phúc Ưng Chân. Việc nối ngôi này liên tiếp gặp nhiều rối ren, Nguyễn Phúc Ưng Chân lên làm vua hiệu là Dục Đức được ba ngày thì bị phế bỏ rồi giết chết; một người con khác của vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Hồng Dật lên nối ngôi tiếp với hiệu Hiệp Hòa cũng bị ép uống thuốc độc sau năm tháng, vị vua kế là Kiến Phúc cũng đột ngột qua đời (ghi là bệnh, nhưng nghi là bị đầu độc). Việc lập phế liên tiếp này chỉ kết thúc khi vua Hàm Nghi lên ngôi năm 1884.

– Từ năm 1884 – 1945, Đại Nam bị Pháp xâm lược và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị.

– Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Gia Định.

– Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước cắt nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp.

– Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ.

– Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến ở Bắc Kỳ.

– Ngày 1/9/1858 Pháp xâm lược

– Ngày 5/6/1862 Hòa ước Nhâm Tuất: Đại Nam mất Nam Kỳ và một phần lãnh thổ tại Campuchia ngày nay vào tay Pháp.

– Ngày 28/8/1883 Hòa ước Quý Mùi: Đại Nam mất một phần Trung Kỳ và toàn bộ Bắc Kỳ và tay Pháp.

– Năm 1884 thì nhà Nguyễn chính thức công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn Việt Nam. Pháp có thực quyền cai trị, còn các vua nhà Nguyễn tuy vẫn giữ ngôi vua nhưng chỉ còn là bù nhìn, quân Pháp có thể tùy ý phế lập vua nhà Nguyễn sau đó.

– Ngày 6/6/1884 Hòa ước Giáp Thân: Đại Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

– Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, Việt Nam thành thuộc địa của Nhật.

– Ngày 11/3/1945 Đế quốc Nhật Bản thành lập nhà nước bù nhìn Đế quốc Việt Nam

– Ngày 19/8/1945 Việt Minh tiến hành Cách mạng tháng Tám, Đế quốc Việt Nam sụp đổ.

– Ngày 30/8/1945 Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh.

11. Quân sự

Sau khi làm chủ toàn bộ quốc gia, nhà Nguyễn xây dựng quân đội hoàn thiện hơn, chính quy hơn. Để sung binh ngạch mới, vua Gia Long cho thực hiện phép giản binh, theo hộ tịch tùy nơi mà định, lấy 3, 5 hay 7 suất đinh tuyển 1 người lính. Quân chính quy đóng tại kinh thành và những nơi xung yếu; các địa phương đều có lực lượng vũ trang tại chỗ làm nhiệm vụ trị an. Quân chính quy có 14 vạn người, ngoài ra còn có quân trừ bị. Quân đội còn được tổ chức thành 4 binh chủng: bộ binh, tượng binh, thủy binh và pháo binh, trong đó bộ binh và thủy binh được chú trọng xây dựng để tác chiến độc lập. Trình độ chính quy thống nhất cao. Ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính quy được trang bị hỏa khí mua của phương Tây như đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ… Các loại súng thần công, đại bác được đúc với kích thước, trọng lượng thống nhất; thành lũy, đồn to nhỏ cũng được quy định cho từng cấp với số lượng quân nhất định.Một khẩu đại bác của quân đội nhà Nguyễn ở thành Gia Định xưa.

Minh Mạng lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng đến việc quân cần tinh nhuệ, không cần nhiều, bỏ bớt số lượng người cầm cờ từ 40 người xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người). Phương thức tác chiến được các học giả Mãn Thanh ghi nhận là giống hệt kiểu Pháp, do trong quân đội Minh Mạng có thuê các sĩ quan huấn luyện đến từ phương Tây.

Sang thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn bị sa sút và có sự tương phản rõ rệt với các triều vua trước. Một trong các lý do khiến tình hình quân đội suy sút là vấn đề tài chính. Vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có. Trang bị bộ binh rất lạc hậu: 50 người mới có 5 súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn. Vũ khí được bảo trì cũng kém. Về thủy binh, không tàu hơi nước nào được đóng mới, thủy quân thậm chí không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Việc giảng dạy binh pháp không chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay trở lại với Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo. Đời sống quân lính không được quan tâm thỏa đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của quân sĩ không cao. Quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây thời Tự Đức khiến quân sự Việt Nam bị lạc hậu nhiều. Do đó, khi người Pháp vào xâm lược Việt Nam (1858), khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn và quân Pháp đã khá xa.

12. Luật pháp

Vua Gia Long chỉ mới lệnh cho các quan tham khảo bộ luật Hồng Đức để rồi từ đó tạm đặt ra 15 điều luật quan trọng nhất. Năm 1811, theo lệnh của Gia Long, tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành đã chủ trì biên soạn một bộ luật mới và đến năm 1815 thì nó đã được vua Gia Long ban hành với tên Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là luật Gia Long. Bộ luật Gia Long gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Theo lời tựa, bộ luật ấy hình thành do tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh, nhưng kỳ thực là chép lại gần như nguyên vẹn luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều. Chương “Hình luật” chiếm tỉ lệ lớn, đến 166 điều trong khi những chương khác như “Hộ luật” chỉ có 66 điều còn “Công luật” chỉ có 10 điều. Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền “yêu ngôn, yêu thư”. Tuy nhiên, bộ luật cũng đề cao việc chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều luật nghiêm khắc để trừng trị tham quan. Tất nhiên, đến các đời vua sau Gia Long, bộ luật này cũng được chỉnh sửa và cải tiến nhiều, nhất là dưới thời Minh Mạng.

13. Ngoại giao

– Đối với các nước lân bang: Cũng như các triều đại trước, nước đầu tiên mà Gia Long tiến hành ngoại giao là Trung Quốc. Tháng 5 năm 1802, sau khi lên ngôi vua, Gia Long cho một đoàn sứ giả đem đồ cống sang Quảng Đông cầu phong triều đình Trung quốc. Dẫn đầu đoàn sứ giả là Trịnh Hoài Đức chánh sứ, Ngô Nhân Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ. Đoàn sứ giả sang Quảng Tây, quan lại nhà Thanh ở đây nhận chuyển đồ cống lên Bắc Kinh, còn giữ đoàn sứ ở lại Quảng Tây chờ lệnh triều đình có cho sứ giả lên Bắc Kinh triều yết hay không. Sứ đoàn này chưa hồi hương thì cuối năm đó vua Gia Long tiếp tục cử Binh bộ Thượng thư là Lê Quang Định sang cầu phong vua Gia Khánh nhà Thanh đổi quốc hiệu là Nam Việt. Sau những tranh luận về tên gọi, vì nhà Thanh ngại nhầm lẫn với nước Nam Việt xưa nằm ở Lưỡng Quảng và cuối cùng đồng ý đảo ngược lại thành Việt Nam, vua Thanh cho Tổng đốc Quảng Tây là Tề Bố Xâm sang làm lễ tấn phong cho Gia Long là Việt Nam quốc vương, ấn định thể lệ tiến cống hai năm một lần và cứ bốn năm một lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều kính.

Ngoài Trung Quốc, nhà Nguyễn còn qua lại với Xiêm La. Dù có xung đột từ thời kỳ chúa Nguyễn trước đó, nhưng đến khi Gia Long tị nạn ở Xiêm cho đến lúc lên ngôi, việc giao thiệp giữa triều Gia Long và Xiêm La vẫn giữ được sự hòa hảo. Từ năm 1802 trở đi hai bên vẫn có sứ bộ qua lại trao đổi thân thiện và tặng phẩm.

Tại Ai Lao, Việt và Xiêm cùng đặt ảnh hưởng, Quốc vương Ai Lao xin thần phục cả Việt lẫn Xiêm. Dân vùng Cam Lộ, dân ở các vùng cao nguyên hai tỉnh Thanh Nghệ, người Thượng (tức người Rhadé) ở các nước Thủy Xá và Hỏa Xá cũng có cống phẩm đến để tỏ lòng tuân theo chính quyền của triều Nguyễn. Thời vua Minh Mạng, nhiều xứ ở Ai Lao xin thuộc quyền bảo hộ của Việt Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, đều xin làm nội thuộc và trở thành các châu, phủ của Việt Nam.

Còn với Chân Lạp, khi vua Gia Long lên ngôi, nước Cao Miên tuy mất Thủy Chân Lạp cho người Việt nhưng vẫn phải chịu thần phục. Thời Minh Mạng, sau khi phá được quân Xiêm, tướng Trương Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cương lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp.

– Đối với phương Tây: Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau người Anh còn đưa thư sang hai ba lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối. Khi chiến tranh kết thúc, các ông Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế. Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc tàu Cybèle để thăm dò bang giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa.

Tuy nhiên, sự bành trướng của Châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi nước Anh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam. Vua Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược. Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt và các giáo sĩ nước ngoài đã so sánh ông với hoàng đế Nero của Đế quốc La Mã – một hoàng đế từng tàn sát hàng loạt giáo dân Công giáo. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam không được nhà vua đếm xỉa đến. Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850 có tàu của nước Mỹ vào cửa Hàn có quốc thư xin thông thương nhưng không được tiếp nhận.

Từ năm 1855 các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng Yên xin thông thương cũng không được. Sau khi Gia Định bị người Pháp chiếm, việc ngoại giao giữa triều đình với các nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thương Bạc Viện để giao dịch với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì những người được ủy thác vào các việc này không được học gì về ngoại giao.

14. Kinh tế

a) Nông nghiệp

Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Xã tắc,… Năm 1828, Minh Mạng giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ khôi phục lại nghi lễ Tịch điền và làm thành luật lệ lâu dài, cũng như quy định rất nghiêm túc, cụ thể.

Về vấn đề ruộng đất, ngay khi mới lên ngôi, Gia Long đã phải ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân. Trải qua nội chiến, nhân dân lại gặp mất mùa liên tiếp. Triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế và phát chẩn. Thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng một phần khẩu phần nhưng quan lại, cường hào cũng giành được những phần tốt hơn. Người già, người tàn tật thì được nửa phần. Cô nhi, quả phụ được 1/3.

Tại miền Nam, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục việc khai hoang và phục hóa, từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ở Nam Kỳ, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình. Hai vị quan tổ chức khẩn hoang nổi tiếng nhất là Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Tri Phương; trong đó Nguyễn Công Trứ nổi lên vì là tác giả của ba chính sách khẩn hoang lớn: đồn điền, doanh điền và khai khẩn ruộng hoang. Đồn điền là chính sách chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm, binh lính để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền; sau từ 6-10 năm để cuộc sống dân cư ổn định sẽ chuyển sang hình thức làng xã. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853 – 1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả lục tỉnh. Doanh điền là hình thức khai hoang có sự kết hợp giữa triều đình và nhân dân, thực hiện di dân để lập ấp mới. Hình thức này bắt đầu được thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng theo đề nghị của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ. Theo đó, triều đình sẽ bỏ vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ dứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đưa đi khai hoang Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ thưởng phạt phân minh để khai thác triệt để đất đã vỡ hoang và ngăn tình trạng bỏ đất nhưng cũng không dứt hẳn được hiện tượng ruộng hoang.

Ngoài ra, triều đình nhà Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa. Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất ở Nam Việt thời vua Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 suất và 4.063.892 mẫu ruộng đất. Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan tâm, họ đã cho tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Diện tích ruộng đất thực trưng tăng lên nhiều: năm 1847 là 4.273.013 mẫu. Tuy nói trên toàn diện, đất công điền không quá 1/5 diện tích canh tác, nhưng phần đất còn lại được phân phối giữa các nông dân mà đa số chỉ làm chủ tới 5 mẫu là nhiều. Hạng người có 100 mẫu trở lên thì rất ít, mỗi tỉnh có nhiều nhất là 5, 3 người.

b) Thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp Nhà nước thời Nguyễn chế tạo tất cả những đồ dùng cho hoàng gia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúc tiền,…

Nhà Nguyễn cũng tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm 1803, Gia Long thành lập xưởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long. Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông coi các ngành thủ công, như ti Vũ khố chế tạo quản lý nhiều ngành thủ công khác nhau, gồm 57 cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng bạc, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện đồng,… Ti Thuyền chịu trách nhiệm về các loại thuyền công và thuyền chiến, gồm 235 sở trên toàn quốc. Ngoài ra còn có các ti Doanh kiến, ti Tu tạo, ti Thương bác hoả dược.

Phần lớn nhân lực trong các xưởng thủ công Nhà nước là do triều đình trưng dụng thợ khéo trong các ngành như khảm xà cừ, kim hoàn, thêu thùa… tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho triều đình. Đối với nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ, John White đã nhận xét: ” Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác.” Ngoài các thuyền gỗ, người thợ thủ công Việt Nam còn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng.

Ngoài ra họ đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng… và cả máy hơi nước. Trong ngành khai mỏ, đến nửa đầu thế kỷ 19, triều đình đã quản lý 139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân công trong các mỏ Nhà nước, tuy nhiên, phương thức khai mỏ thời bấy giờ vẫn kém phát triển so với thế giới.

c) Thương nghiệp

Thương mại Việt Nam sau khi đất nước được thống nhất vẫn không phát triển lắm, tổ chức thương mại của người Việt sơ sài, trong phạm vi gia đình. Nếu có những hội buôn lớn thì cũng chỉ là những phường hợp vài thương gia hùn vốn với nhau để kinh doanh rồi chia tiền ngay, không liên kết lại thành những hội buôn làm ăn lâu dài. Nhiều người Việt Nam dùng tiền của để mua ruộng đất chứ không đầu tư kinh doanh, khuếch trương thương mại hay công nghệ. Việc buôn bán ở các chợ quy mô lớn do thương nhân Hoa kiều chi phối, dù những người này chỉ là thiểu số. Các mặt hàng tiêu dùng họ kinh doanh gồm có: mua thổ sản như gạo, lúa, bắp, đường, hạt tiêu… và bán và nhập cảng trà, thuốc Bắc, vải, đồ đồng, giấy. Trong vùng nông thôn, hoạt động thương mại cũng chỉ nhằm trao đổi nông sản và hàng tiểu thủ công ở các chợ. Ở đó, ngoài những cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ hay các cửa tiệm bán thuốc Bắc, còn có những nông dân bán thổ sản và nông sản địa phương và một số thương nhân nhỏ bán vải vóc, hàng xén, cau thuốc, đi rong từ chợ này sang chợ khác. Theo sử gia Trần Trọng Kim, người Việt Nam chỉ quanh quẩn trong nước, buôn bán những hàng hóa lặt vặt, nên bao nhiêu mối lợi lớn về tay người ngoài mất.

Nhìn chung, Gia Long không quan tâm đến thương mại. Ông đã nhiều lần từ chối người Anh khi họ đến xin được mua bán, ngay cả người Pháp khi đến mua bán cũng không được thuận lợi mấy, ông không cho phép người phương Tây lập phố buôn trên lãnh thổ Việt Nam, triều Nguyễn dưới thời ông không khuyến khích cũng như không chào mời các thuyền buôn phương Tây. Triều đình bấy giờ không có ý đóng cửa với phương Tây nhưng theo cách nhìn của hàng ngũ Nho sĩ ở Việt Nam, việc giao thương với phương Tây là không đáng tin cậy; cũng đồng thời với đó là sự lo ngại sự xâm lược bằng quân sự và truyền giáo của họ đã dẫn đến chính sách như trên.

Ngoài một số trung tâm thương mại thành thị được phát triển ở các thành phố và cảng biển chính, phần lớn hoạt động mua bán vẫn diễn ra trên các con sông. Triều đình nắm giữ độc quyền thương mại ở các mặt hàng có giá trị cao như ngà voi, sừng nai, bạch đậu khấu, vàng… Mức thuế mua bán cao, việc cấp giấy phép khó khăn trong việc xuất khẩu gạo, muối, và kim loại cũng gây kìm hãm sự phát triển của thương mại. Ngoại thương bị hạn chế, dân chúng bị cấm giao thương bằng đường biển, triều đình cấm xuất khẩu các loại gỗ quý và đánh thuế cảng, thuế xuất khẩu cao; quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc nằm trong tay các thương gia người Hoa và quan lại, trong khi các thương gia người Việt thì bị hạn chế ở mảng buôn bán trong nước.

Triều đình đã tổ chức nhiều chuyến đi công cán đến các nước trong khu vực để thực hiện giao dịch buôn bán. Năm 1824, Minh Mạng đã sai người đi công cán ở Hạ Châu (Singapore) và Giang Lưu Ba (Indonesia). Năm 1825, vua Minh Mạng phái người sang Hạ Châu mua vải và đồ thủy tinh. Sau đó, mỗi năm đều có quan viên được phái đi tới các trung tâm mậu dịch của người Âu ở khắp Đông Nam Á. Từ 1831-1832 trở đi, các chuyến công cán càng lúc càng nhiều, điểm đến cũng khá đa dạng: Hạ Châu, Lữ Tống (Luzon – Philippines), đảo Borneo, Quảng Đông, Giang Lưu Ba,… Trong khoảng 1835-1840 đã có 21 chiếc được cử đi. Hàng bán ra chủ yếu là gạo, đường, lâm thổ sản quý, hàng mua về là len dạ và vũ khí, đạn dược. Các hoạt động này gần như là độc quyền của triều đình dù tư nhân không bị cấm. Dù vậy, nhiều thương nhân cũng lợi dụng các chuyến buôn bán này để buôn lậu gạo và thổ sản sang Hạ Châu hay Quảng Châu.

Hàng năm, thuyền buôn Trung Hoa thường đi lại giữa Việt Nam và Singapore. Thương nhân người Hoa thường lén chở gạo đi và đem thuốc phiện về. Trong những năm 1820-1830, giao dịch với Singapore rất hạn chế. Nguyên nhân do hàng hóa của Việt Nam phù hợp với thị trường Trung Hoa hơn. Khi người Pháp sắp chiếm hết Nam Kỳ, các bản lược kê tài chính cho thấy quan thuế hàng năm tương đương 3.000.000 france vàng trên tổng ngân sách 40.000.000 mà các quan viên đã giữ lại gấp đôi số tiền thuế kia, như vậy số tiền thu được vượt quá số tiền chuyển về triều đình rất nhiều. Từ thời Thiệu Trị, do xung đột với phương Tây từ nguyên nhân tôn giáo, quan hệ buôn bán với các nước này bị tổn hại. Năm 1850, Tự Đức không phái thuyền đi buôn ở Hạ Châu nữa. Triều đình cũng tìm cách cản trở dân thường buôn bán với người Tây nên cuối cùng, thương gia ngoại quốc chủ yếu là Hoa kiều, Xiêm và Mã Lai, trong đó người Hoa chiếm tỷ lệ lớn nhất.

d) Tiền tệ

– Đơn vị tiền tệ: Quan

e) Đất đai và thuế khóa

Vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch, bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18 – 60 tuổi. Các đinh bộ không bao giờ kê khai hết tất cả số đàn ông trong làng vì ngoài dân đinh còn có một số người là dân ngoại tịch, dân lậu, những người bần cùng, vô sản, không thể đánh thuế cũng như những người mới tới làng định cư.

Do tổ chức xã hội bấy giờ căn bản dựa trên xã, thôn nên triều đình không đòi hỏi người dân phải trả thuế trực tiếp mà giao cho làng lo việc thuế má và sưu dịch, không cần biết làng sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân làng ra sao. Mỗi làng hưởng quyền tự trị rất lớn, tự họ cai trị theo những tục lệ riêng ghi trong hương ước của làng. Hội đồng Kỳ mục trông coi tất cả công sản (tài sản công) và thuế khóa, đê điều, trị an. Họ cũng phải lo phân phối công điền (ruộng công) giữa các dân đinh mỗi kỳ quân cấp và chỉ định thanh niên đi lính.

Về thuế nhân đinh và thuế ruộng, nhà Nguyễn xoá bỏ tất cả chế độ thuế khóa cũ của Tây Sơn để đặt lại thuế khóa mới nặng hơn thời trước. Vua Gia Long cho sửa lại hộ tịch và điền tịch đã hư hỏng qua thời nội chiến. Hộ tịch phân ra 9 hạng, tùy từng hạng mà nộp thuế toàn bộ hay được miễn giảm một nửa hoặc miễn trừ cả sưu thuế lẫn sai dịch. Thuế đinh nhà Nguyễn đặc biệt đánh nặng lên dân Thanh – Nghệ và Bắc Hà. Dân công nghệ thì nộp thuế sản vật. Thời Minh Mạng thì định lại thuế điền, chia cả nước ra 3 khu vực để đánh thuế. Thuế điền thì dân Thanh Nghệ và Bắc Hà cũng bị nặng hơn ở các miền khác. Theo thống kê của bộ Hộ thì số đinh năm đầu đời Gia Long là 992.559 người, cuối đời Thiệu Trị là 1.024.380 người. Về điền thổ thì đầu đời Tự Đức có 3.398.584 mẫu ruộng và 502.672 mẫu đất.

Mỗi người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch cho triều đình. Lao dịch thường là để làm các mục đích, xây sửa hệ thống đê điều, kênh rạch, sông ngòi; xây đắp các thành lũy; xây dựng các cung điện cho hoàng gia. Trên thực tế, người dân phải lao dịch khá nặng trong thời gian vương triều Nguyễn xây dựng các cung điện, lăng tẩm, dinh thự,… Ví dụ năm 1807, ngay khi kinh thành Huế vừa được xây xong, vua Gia Long lại huy động hàng nghìn dân đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu bổ thêm trong một thời gian dài. Vua Minh Mạng cũng tiếp tục công việc xây dựng kinh đô. Vua Thiệu Trị thì không tập trung xây dựng kinh đô nữa, nhưng, trong một cuộc tuần du lớn ra Bắc Kỳ năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái đoàn đông đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của nhà vua.

Theo nhận xét của giáo sĩ Pháp Guérard: “Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm người ta rên xiết hơn cả thời Tây Sơn: thuế khóa và lao dịch đã tăng lên gấp ba”

Việc xây thành Phú Xuân và đào kênh Vĩnh Tế phải huy động hàng vạn dân phu đi lao dịch. Một người Pháp là Borel viết năm 1818 mô tả việc xây thành Phú Xuân (Huế): “Nhà vua sử dụng tất cả nhân lực vào việc xây tòa thành và các công trình công cộng khác. Khi tôi đến Huế, đã có đến 8 vạn người được điều động từ các nơi trong cả nước đang khẩn trương xây dựng một tòa thành rộng lớn bằng gạch… Riêng việc xây bờ thành đã tốn kém những khoản tiền khổng lồ và làm thiệt hàng ngàn nhân mạng vì phải khổ dịch liên tục… Nhà vua [Gia Long] đã vung ra những món tiền lớn và hy sinh tính mạng của hàng ngàn dân chúng vì họ phải làm việc không nghỉ tay trên các tường lũy của kinh thành. Đây quả là một công trình kỳ diệu. Mười vạn người được thường xuyên huy động”.

14. Dân số

Đang cập nhật…

15. Truyền thông

Đang cập nhật…

16. Du lịch

Đang cập nhật…

17. Khoa học kỹ thuật

Đang cập nhật…

18. Dân số và xã hội

– Dân số: 10.500.000 (1830); 25.552.000 (1942)

Đang cập nhật…

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *