Âu Cơ

1. Thông tin

– Tên gọi là Âu Cơ (嫗姬). Hoặc cách gọi khác là Ẩu Cơ.

Tên gọi giống như một danh hiệu mà không phải tên thật. Theo mặt chữ Hán, Ẩu là một danh từ để chủ người mẹ hoặc cách gọi thường dùng để chỉ đàn bà, con gái như Lão ẩu (老嫗: bà già) hoặc Thiếu ẩu (少嫗: cô gái trẻ). Điều này cũng được kiểm chứng bởi cách gọi Bà Triệu là Triệu Ẩu trong các ghi chép.

Còn chữ Cơ, ban đầu là họ của Thiên tử nhà Chu, về sau những nhân vật như Hạ Cơ (cô gái họ Cơ, lấy chồng họ Hạ), hay chữ Cơ kèm theo với ý nghĩa cô gái làm nghề ca kỹ, hay thiếp của người quyền quý.

– Nhân vật trong huyền sử Việt Nam.

2. Gia đình và hôn nhân

a) Thân thế

– Ông nội có thể là đế Ly.

– Bố có thể là đế Ai.

– Anh em trai có thể là đế Khắc.

b) Gia đình và con cái

– Quan hệ gia đình với chồng là Sùng Lãm.

– Có 100 người con trai. Trong đó con trưởng là Hùng Vương III

c) Hậu duệ

– Cháu nội là Hùng Vương IV.

3. Cuộc đời và sự nghiệp

– Bà cùng chồng (Lạc Long Quân) được ghi chép lại như là một truyền thuyết trong Lĩnh Nam chích quái. Và được xem như là chính sử trong Đại Việt Sử ký Toàn thư thời Hậu Lê, mà không có trong cuốn sử cổ hơn là Đại Việt Sử lược thời nhà Trần.

– Theo truyền thuyết phổ biến nhất, Âu Cơ là một tiên nữ, con gái một vị thần núi nào đó. Nàng đi khắp bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn. Nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật. Một ngày nọ, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng liền biến thành một phượng hoàng mà bay đi. Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền cầm lấy cục đá và giết tên quái vật. Sau đó tình yêu đã nảy nở giữa hai người và họ cưới nhau.

Theo Lĩnh Nam chích quái thì bà có thể là con hoặc 1 người thiếp của đế Lai, khi đi tuần thú phương nam thì đế Lai đã để bà ở lại trong động. Long Quân cai quản vùng đất ấy được dân gọi về chống dân bắc đến nhũng nhiễu.

Khi đi qua tháy Âu Cơ xinh đẹp thì đem lòng yêu mến, bèn hóa thành chàng thiếu niên phong tư tú lệ, kẻ hầu người hạ, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên, Âu Cơ bằng lòng theo đến Long Đài cùng sinh sống. Đế Lai trở lại không thấy Âu Cơ đâu bèn sai quân đi tìm. Lạc Long Quân liền biến hóa thần thông đánh đuổi khiến đế Lai sợ hãi mà bỏ chạy.

Lâu sau, Âu Cơ đẻ ra 1 cái bọc, cho là điềm chẳng lành nên vứt ra ngoài đồng. Sáu bảy ngày sau thì bọc vỡ ra thành trăm quả trứng, trăm trứng lại nở ra 100 người con trai. Lúc ấy mới đem về nuôi, không phải bú mớm mà lại tự lớn lên đẹp đẽ, trí dũng song toàn.

Khi Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, kèm với việc Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc nên Âu Cơ cảm thấy nhớ nhà, tính đem con trở về đất bắc. Nhưng đến biên giới thì Hoàng Đế chặn lại, không cho đi qua. Lúc này thì Âu Cơ đành phải quay lại nước nam để gọi chồng: ” Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này?”

Long Quân trở về, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ than rằng: “Thiếp vốn là người nước bắc, ở với vua sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thân mình”.

Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc; nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lá. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên”.

Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Ẩu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.

4. Giải thưởng và tôn vinh

– Được coi là tổ mẫu của người Việt Nam.

5. Tham khảo

Wikipedia

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *