Sơn Tinh (304 TCN – ?)

1. Thông tin

– Tên gọi Sơn Tinh (山精)

Vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên).

Còn được gọi là Tản Viên Sơn Thánh (傘圓山聖)

– Sinh năm 304 TCN tại Văn Lang.

Mất tại Văn Lang.

– Nhân vật huyền sử Việt Nam.

2. Gia đình và hôn nhân

– Kết hôn với vợ là Ngọc Hoa.

3. Cuộc đời và sự nghiệp

Thời đại Hồng Bàng

– Theo Việt điện u linh tập ghi: Xét Giao Châu Ký của Tăng Công chép rằng: Vương là Sơn Tinh cùng với Thủy Tinh làm bạn rất thân thiết, ở ẩn tại động Gia Ninh, Phong Châu.

– Còn Lĩnh Nam chích quái ghi chép: Xưa kia đại vương trông thấy phong cảnh núi Tản Viên đẹp đẽ bèn làm một con đường từ bến Bạch Phiên đi lên phía nam núi Tản Viên, qua động An Vệ, tới các ngọn nguồn lạch suối đều dựng điện để nghỉ ngơi. Rồi lại đi qua ria núi đến chỏm núi có mây che thì định cư ở đó. Đôi lúc rong chơi trên sông Tiểu Hoàng Giang xem đánh cá, phàm đi qua các xóm đều dựng điện để nghỉ ngơi. Về sau, nhân dân theo dấu vết các điện đó mà lập đền miếu để thờ cúng.

Lại theo truyện cũ ở sách Giao Châu ký của Lỗ Công được dẫn trong Lĩnh Nam chích quái, tương truyền rằng Đại vương Sơn Tinh cùng vui với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu.

– Hiện có thêm quan niệm ông có nguồn gốc xuất thân là một trong 50 người con của Lạc Long QuânÂu Cơ theo cha xuống biển.

– Lại theo quan niệm dân gian dựa theo các bản thần tích thần phả ở các làng trong vùng Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh (Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) thì là người có thật, xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ trong dân chúng.

5. Giải thưởng và vinh danh

a) Đền th

– Đền Lăng Sương ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.

– Đền Và (Sơn Tây, Hà Nội)

– Các ngôi đền trên núi Bà Vì (Hà Nội)

– Tại Ninh Bình được thờ ở các đền Hải Đức (Khánh Cường, Yên Khánh); chùa Lỗi Sơn (Gia Phong, Gia Viễn); đền Kê Thượng, đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư) và đền Đông Thịnh (Bích Đào, Tp. Ninh Bình)

b) Lễ hội

– Hội đền Và (8 làng tổ chức: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trại, Dạm Trại xã Trung Hưng; Phù Sa, Phú Nhi xã Viên Sơn; Di Bình xã Vĩnh Thịnh; huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc đều tập trung về đền Và)

c) Suy tôn

– Được coi là đệ nhất trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

– Thời nhà Trần, Sơn Thánh (có lẽ cùng với Thủy Tinh) được tôn là Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Linh Ứng Vương.

6. Tham khảo

Wikipedia

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *