Trịnh Bính (1670 – 1703)
1. Thông tin
– Tên gọi: Trịnh Bính (鄭柄)
Tước hiệu: Tấn Quốc công, Trung Quận công (?)
Tước vị: Thái uý
Thuỵ hiệu: Tấn Quang vương (晉光王), Vỹ Khánh
Miếu hiệu: Duệ Tổ (睿祖)
– Sinh ngày 30/6/1670 (Canh Tuất) tại Đại Việt (nay là Việt Nam)
Mất ngày 3/2/1703 (Quý Mùi) (33 tuổi) tại xã Phú, huyện Thuần Lộc, Đại Việt (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là quý tộc thời nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Ông nội là Trịnh Căn
– Bố là Trịnh Vịnh và mẹ là Nguyễn Thị Ngọc Tuệ
b) Hôn nhân và con cái
– Quan hệ gia đình với vợ là Thái phi Trương Thị Ngọc Chử, Chính phi Trần Thị Ngọc Nhiên, Ngô Thị
– Có 31 người con: (17 con trai và 14 con gái)
Con trai: Trịnh Cương, Trịnh Đạc, Trịnh Trụ, Trịnh Tự, Trịnh Hành, Trịnh Khuê, Trịnh Khôi, Trịnh Bi, Trịnh Đinh, Trịnh Đôn, Trịnh Linh, Trịnh Tăng, Trịnh Nhiêu, Trịnh Hiệu, Trịnh Tuy, Trịnh Thập và Trịnh Tân.
Con gái: Trịnh Thị Ngọc Thung, Trịnh Thị Ngọc Lan, Trịnh Thị Ngọc Cơ, Trịnh Thị Ngọc Anh, Trịnh Thị Ngọc Trạch, Trịnh Thị Ngọc Khuy, Trịnh Thị Ngọc An, Trịnh Thị Ngọc Chư, Trịnh Thị Ngọc Huỳnh, Trịnh Thị Ngọc Hoàn, Trịnh Thị Ngọc Mai, Trịnh Thị Ngọc Bảng, Trịnh Thị Ngọc Dung và Trịnh Thị Ngọc Nghiên – Trịnh Thị (Ngô Cảnh Hoàn)
b) Hậu duệ
– Cháu nội: Trịnh Giang và Trịnh Doanh
3. Cuộc đời và sự nghiệp
Con một trong gia đình
Bắc Triều nhà Mạc – Thuận Đức – Minh Tông
Nam triều nhà Lê – Cảnh Trị – Huyền Tông
Đàng ngoài chúa Trịnh – Tây Định vương
Đàng trong chúa Nguyễn – Hiền vương
Được người thiếp của ông nội là Nguyễn Thị Ngọc Phụng nuôi dưỡng.
Bắc Triều nhà Mạc – Vĩnh Xương – Quý Tông/Đức Tông
Nam triều nhà Lê – Chính Hoà – Hy Tông
Đàng ngoài chúa Trịnh – Tây Định vương
Đàng trong chúa Nguyễn – Hiền vương
Năm 1681 (Tân Dậu) khi 11 tuổi, thì cha qua đời.
Bắc Triều nhà Mạc – Vĩnh Xương – Quý Tông/Đức Tông
Nam triều nhà Lê – Chính Hoà – Hy Tông
Đàng ngoài chúa Trịnh – Định Nam vương
Đàng trong chúa Nguyễn – Nghĩa vương
Năm 1688 (Mậu Thìn) khi 18 tuổi, được chọn là thế tử kế thừa Vương vị của ông nội. Được phong tiết chế các doanh quân thủy, quân bộ các xứ, kiêm giữ cả chính quyền, chức thái úy, tước Tấn quốc công, mở phủ Dực quốc. Hồng lô tự khanh Vũ Thạnh làm tư giảng, thường đem việc người trong nội phủ xin xỏ gửi gắm về kiện tụng. Bèn đem việc ấy nói với ông nội, Vũ Thạnh bị bãi chức.
Nam triều nhà Lê – Chính Hoà – Hy Tông
Đàng ngoài chúa Trịnh – Định Nam vương
Đàng trong chúa Nguyễn – Minh Vương Quốc chúa
Ngày 3/2/1703 từ trần.
4. Vinh danh
Sau khi mất, được tôn phong chức Tham tể Thượng tướng công, tiến phong Anh Minh Thông Tuệ Triết Văn Tích Thiện Bồi Cơ Dị Mưu Du Hậu Tấn Quang vương, tên thụy là Vỹ Khánh, đặt lăng ở xã Phú, huyện Thuần Lộc
5. Tham khảo
a) Internet
vi.wikipedia.org: Trjnh Bính
b) Ấn phẩm
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (1477 Đinh Dậu 1477, Hồng Đức Lê Thánh Tông)
Họ Ngô Việt Nam-Lược sử-Sự kiện-Nhân vật-Hệ phả của Ngô Đức Thắng (2000, Hà Nội)
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục
Trịnh gia chính phả