Phù Thúc Hoành (? – ?)
1. Thông tin
– Tên gọi: Phù Thúc Hoành (苻儵閎)
Tự hiệu: Nhâm Nhân hay Nhiệm Chân hay Nhiệm Nhân
– Chưa rõ năm sinh năm mất tại làng Phù Xá Đoài, huyện Kim Hoa, xứ Phúc Yên, trấn Kinh Bắc, Đại Việt (nay là xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội, Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là chính trị gia thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
– Quan hệ gia đình với vợ là Ngô Chi Lan
3. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ ? trong gia đình ? anh em ()
Thế kỷ XV, Triều Trần
Cùng vợ kết giao với nhiều bạn thơ ở chốn kinh kỳ và thường tổ chức những buổi gặp gỡ bình luận văn chương. Tài năng của người vợ sẵn có, càng thêm được lan xa, nhưng cũng khiến cho dân gian mỉa mai so sánh về thân phận Phù Thúc Hoành xuất thân hàn vi, còn người vợ thì vừa danh giá lại đẹp người, giỏi văn thơ. Người đời mỉa mai rằng: Ông tơ lắm nỗi đa đoan/ Xe tơ lại khéo vơ quàng vơ xiên.
Ngô Chi Lan không bận tâm, ngày ngày đóng cửa khuyên nhủ, cùng chồng học tập. Thúc Hoành mau chóng nhận thúc được sự quyết tâm và học hành tấn tới.
Nhờ tài văn chương, được cử làm Giáo thụ, chuyên giảng Kinh dịch ở trường Quốc Tử Giám, sau chuyển sang Viện Hàn lâm thụ chức Đông các Đại học sĩ.
Tiếng tăm Ngô Chi Lan càng ngày càng lớn về văn hay chữ tốt. Lại được sự ưu ái của vua Lê Thánh Tông, trở thành tri kỷ thân thiết bên hoàng đế, nhiều kẻ tiểu nhân ganh ghét đặt điều châm biếm. Phù Thúc Hoành dù tin vợ nhưng cũng không khỏi chút lòng ghen tuông, thấy Ngô Chi Lan thường bận việc trong cung lâu không về, nhớ mong vợ bèn làm thơ gửi cho vợ với tiêu đề Ý xưa, tạm dịch: Lá sen xanh như chiếc tán/ Hoa sen hồng tựa má đào/ Nhớ người mà chưa được gặp/ Ngẩn ngơ thơ thẩn bên ao. Ngô Chi Lan phản hồi 4 bài tứ Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó bài thơ Hạ có nội dung: Gió rụng hoa lựu tơi bời/ Trên thu tha thướt dáng người giai nhân/ Oanh vàng ủ rũ thương xuân/ Én đôi tiếc cảnh tần ngần trên cây/ Đừng làm rủ thấp đôi mày/ Nương song hồn mộng xxa bay cuối trời/ Cuối rèm ai cứ gọi hoài/ Để hồn em chẳng được bay tới chàng.
4. Tác phẩm và công trình tiêu biểu
Các bài thơ tiêu biểu
- Cổ ý
- Dã hành
5. Tham khảo
– Internet