Nguyễn Hội (?-1405)

1. Thông tin

– Tên gọi: Nguyễn Hội

– Sinh tại làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (nay là tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam).

Có thông tin ghi là làng Cương Giản

Mất ngày 23/3/1405 (tức năm Ất Dậu ) (tuổi) tại đập Hạng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (nay là tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Là doanh nhân thời Lê trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Bố Nguyễn Hợp

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ gia đình với vợ là Vũ Thị Hạch

– Có 2 người con:

Con trai: Nguyễn Biện, Nguyễn Xí

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Nguyễn Sư Hồi, Nguyễn Bá Sương, Nguyễn Nhật Huyền, Nguyễn Bá Kiệt, Nguyễn Kế Sài, Nguyễn Phùng Thời, Nguyễn Thúc Nga, Nguyễn Tôn Cao, Nguyễn Cảnh Thanh, Nguyễn Trọng Đạt, Nguyễn Phúc Xà, Nguyễn Hữu Lượng, Nguyễn Đồng Dần, Nguyễn Nhân Thực, Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Hỷ, Nguyễn Ngọc Lệ, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Ngọc Thái, Nguyễn Ngọc Biên, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Kính (Ngọc Quỳnh), Nguyễn Ngọc Bình.

3. Con người và tính cách

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Con thứ 2 trong gia đình có 2 anh em (Nguyễn Khai, Nguyễn Hội)

Cuối thế kỷ XIV

Cùng cha sang sống ở làng Hải Tân, xã Thượng Xá (nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) làm nghề nấu và bán muối.

Nghề nấu muối của vợ chồng Nguyễn Hội rất phát đạt. Muối của ông bán khắp mọi nơi, lên đến vùng thượng du của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ hàng ngày mang sản phẩm của mình đi bán khắp nơi nên ông đã kết tình thân giao với cụ Lê Khoáng ở Lam Sơn, huyện Lương Sơn (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)… một hào trưởng của địa phương, có tới hàng nghìn nông nô.

Theo truyền thuyết, làng Thượng Xá ngày đó còn là một vùng đất rất hoang vu, ruộng đất canh tác còn rất ít ỏi, dân cư thưa thớt. Ông vừa làm nghề nấu muối vừa canh giữ chùa Kim Tự, còn gọi là chùa Vàng (một ngôi chùa cổ tại làng Thượng Xá). Thường ngày, tầm canh tư, ông thức dậy đi vào chùa điểm chuông chùa. Tiếng chuông chùa Kim Tự, trở thành tiếng chuông báo thức cho bàn dân trong vùng tỉnh giấc chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Một đêm nọ, ông Hội nằm mộng thấy một người phụ nữ quỳ gối trước mặt mình và cầu xin rằng: Sáng ngày mai, xin ngài gia ân, đừng điểm chuông chùa! Nếu ngài vẫn điểm chuông thì mẹ con nhà thiếp sẽ bị họ giết oan!. Ông sực tỉnh thì hóa ra đó là một giấc chiêm bao. Thế nhưng giấc mộng kỳ lạ ấy đã làm ông thao thức mãi không ngủ được. Mờ sáng hôm đó ông quyết định không vào chùa điểm chuông thì ông gặp ngay sự cố: Mới mở mắt ông hàng thịt ở cạnh nhà chạy sang trách: Ông làm tôi lỡ việc rồi! Sáng nay, không nghe tiếng chuông chùa nên tôi không dậy làm thịt lợn để đưa ra chợ bán được. Khốn khổ là con lợn tôi mua về thả trong chuồng chiều qua, sáng nay bỗng sinh ra một đàn lợn con. Không tin ông sang mà xem!.

Nguyễn Hội lật đật sang nhà anh hàng thịt thì quả đúng con lợn nái trong chuồng đã sinh ra một đàn lợn con thật. Hai người bỗng phát hiện ra một chú lợn con trông lạ hoắc: Vừa giống lợn, vừa giống hổ. Ông hàng thịt phát hoảng liền nói với vợ đem giết nó đi. Ông Hội đã một mực xin tha mạng cho nó và bảo ông hàng thịt nuôi nó thêm một thời gian rồi để cho ông mang nó về nhà nuôi. Sau khi con vật rời mẹ, về nhà ông Nguyễn Hội, được chăm sóc chu đáo nên nó lớn nhanh như thổi. Chỉ một thời gian sau nó trở thành một con hổ thực sự vạm vỡ. Hàng ngày ông Hội dắt nó bên mình và dạy cho hổ cách canh đó (dụng cụ đánh bắt tôm, cá) và canh lò nấu muối mỗi khi ông đi vắng.

Ngày 23/3/1405 (Ất Dậu) trong một lần được bạn mời sang dự đám tiệc ở làng bên. Trước khi ra đi, ông Hội dắt hổ ra đập Hạng, nơi ông đang đặt đó đơm tôm cá, rồi vỗ vào lưng hổ và âu yếm dặn: Con ở nhà canh đó và lò muối cẩn thận cho ta nhé!. Bữa tiệc hôm ấy kéo dài đến tận khuya mới tàn, khi trở về làng trong tình trạng rượu đã ngà ngà say, ông nảy ra ý định ra đập Hạng thử kiểm tra xem chú hổ mà ông yêu quý có vâng lời mình hay không.

Đêm đó trời tối, trời vần vũ chuyển mưa, khi ông đang lầm lũi vào nơi đặt đó thì con hổ đang canh chừng ở đó phát hiện ra. Tưởng có kẻ gian đang ăn trộm cá của chủ mình, hổ liền lao thẳng vào vồ khiến ông Hội chết ngay tại chỗ. Sau khi vồ chết người, con hổ mới nhận ra đó là ông chủ của mình. Nó liền vác cụ lên lưng cõng vào khu Đồng Lầm, thuộc làng Mượu Nậy (nay là xóm 3, xã Nghi Hợp) rồi bới đất để an táng cho chủ.

Sáng hôm sau, không thấy ông Hội trở về, cũng chẳng thấy con hổ đâu. Bà Hạch cùng gia nhân và bà con làng xóm bủa đi tìm thì tìm thấy xác cụ đã được hổ chôn lấp một các sơ sài ngay tại Đồng Lầm. Con hổ nằm canh giữ bên cạnh mộ. Dân làng và vợ con ông Hội vào đưa xác ông về chôn thì con hổ nhe răng và gầm gừ nhất quyết không cho mang xác chủ đi…Gia đình tìm cách đưa thi hài cụ đến nơi khác an táng, nhưng ban đêm hổ lại mang xác cụ về vùi lấp ở chỗ cũ. Thế là gia đình đành phải để nguyên ông lại đó. Điều kỳ lạ là nơi ông Hội được hổ vùi, đất cứ nổi dần lên thành một nấm mộ lớn. Sau khi ông Hội chết được 100 ngày thì con hổ bỏ đi vào núi Riềng, thuộc xã Nghi Thiết ngày nay.

Thương chồng, buồn phiền, bà Võ Thị Hạch lâm bệnh nặng rồi đột ngột qua đời sau đó 45 ngày để lại 2 người con trai côi cút: Nguyễn Biện lúc đó mới 11 tuổi, Nguyễn Xí mới 8 tuổi. Ông Nguyễn Hợp tuổi đã già, thương con, đưa 2 cháu nội là Nguyễn Biện và Nguyễn Xí ra trại Lam Sơn nhờ Hào trưởng Lê Khoáng cưu mang rồi quay trở về quê cũ…

5. Giải thưởng và tôn vinh

Năm 1485 Lê Thánh Tông truy phong tước vị Thái Bảo Đình Quận Công

Năm 2012 khu lăng mộ được nâng cấp to và đẹp.

Ngày 23/3 âm lịch hàng năm là Ngày giỗ cụ Nguyễn Hội. Các năm chẵn tổ chức 5 ngày lễ hội.

– Tên ông được đặt cho một số địa danh:

  • Phố Nguyễn Hội ở Phan Thiết, nối từ phố Bình Thuận tới phố Hải Thượng Lãn Ông
  • Cây cầu Nguyễn Hội nối giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ở cửa lò Nghệ An.

6. Tham khảo

– Internet

tapchisonghuong.com.vn

vi.wikipedia.org

– Ấn phẩm

You may also like...

1 Response

  1. November 22, 2020

    […] – Quan hệ gia đình với chồng là Nguyễn Hội […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *