Nguyễn Đình Khôi (1444 – 1506)

1. Thông tin

– Tên gọi: Nguyễn Đình Khôi hay Nguyễn Sư Hồi (阮師回) hay Lê Sư Hồi

Theo tư liệu gia phả và thần phả đền Vạn Lộc, ông nguyên tên là Đình Khôi.

Thân phụ được ban quốc tính nên ông sử còn chép tên mang họ Lê.

Thụy hiệu: Lộc Bình vương (禄平王). Tước hiệu: Tống binh Thuận Hóa, Phò mã Đô úy, Thái bảo Phò mã, Thái úy Phò mã. Tước vị: An Quận Công (安郡公), Thái bảo (太保).

– Sinh năm 1444 (tức ngày 26/5) tại Đông Kinh, Đại Việt (nay là Việt Nam). Quê gốc tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc, Đại Việt (nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam).

Mất năm 1506 (tức ngày 21/5) (62 tuổi) tại vùng Cửa Xá, Nghệ An, Đại Việt (nay là tỉnh Nghệ An, Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Là chính trị gia thời Lê trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNguyễn Hộibà nộiVũ Thị Hạch

– Ông ngoạiLê Minh

– Bố là Nguyễn Xí và mẹ là Lê Thị Ngọc Lan

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ gia đình với vợ là con vua Lê Thánh Tông

– Có ? người con:

Con trai: Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Đình Thả

c) Hậu duệ

– Cháu nội

– Cháu ngoại

3. Con người và tính cách

Từ nhỏ đã biểu lộ tư chất thông minh nhanh nhẹn, khi trưởng thành giỏi cả văn lẫn võ.

Câu chuyện về bài thơ năm 1462, Lê Quý Đôn ghi trong Đại Việt Thông sử: “tính người giảo quyệt, thâm hiểm, làm thơ nặc danh, vứt ra ngoài đường, cho truyền đến tai vua, muốn lật đổ Lê Niệm và Nguyễn Lỗi”

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Con cả trong gia đình có 24 anh chị em: (Nguyễn Sư Hồi, Nguyễn Bá Sương, Nguyễn Nhật Huyền, Nguyễn Bá Kiệt, Nguyễn Kế Sài, Nguyễn Phùng Thời, Nguyễn Thúc Nga, Nguyễn Tôn Cao, Nguyễn Cảnh Thanh, Nguyễn Trọng Đạt, Nguyễn Phúc Xà, Nguyễn Hữu Lượng, Nguyễn Đông Dần, Nguyễn Nhân Thực, Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Hỷ, Nguyễn Ngọc Lệ, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Ngọc Thái, Nguyễn Ngọc Biên, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Kính (Ngọc Quỳnh), Nguyễn Ngọc Bình)

Thái Hòa thứ 2, triều vua Lê Nhân Tông.

Ngay từ nhỏ đã biểu lộ tư chất thông minh nhanh nhẹn, lại được cha mẹ mời nhiều thầy đồ giỏi về tư dinh dạy học. Cùng với cuộc sống sung túc của một gia đình quan lớn, thường giao lưu tiếp xúc với con cháu nhà vua và quan lại triều đình, lại theo học tại các võ đường nổi tiếng của đất Thăng Long, ở trường chăm chỉ học chữ, học võ, học lễ, còn ở nhà dưới sự kèm cặp của cha và các thầy đồ nho nên đọc thông kinh sách của đạo nho đạo phật, có kiến thức uyên sâu về văn học, giỏi cả chữ hán, phong thuỷ và cả y học cổ truyền.

Năm 1459 khi 15 tuổi, Nguyễn Sư Hồi đã có thân hình tráng kiện, dáng vẻ oai phong như một võ tướng. Với sự thông minh và khổ luyện, đã tiếp thu các bộ sách binh thư, binh pháp của nhiều nhà quân sự lỗi lạc như: Trần Hưng Đạo, Thái Công Vọng, Ngô Khởi, Lý Trình… So với bạn cùng thời, cùng trường, Nguyễn Sư Hồi nổi lên như một ngôi sao ở đất Thăng Long trong các môn như: Đấu kiếm, lăn khiên, cưỡi ngựa… Dù sớm là người nổi tiếng với tài văn võ song toàn nhưng dưới sự dạy dỗ nghiêm khắc của gia đình, Nguyễn Sư Hồi vẫn luôn giữ được phong cách, phẩm chất đạo đức giản dị và có hiếu với mẹ cha. Sát cánh cùng cha trong công cuộc bình định nội loạn.

Rồi trong những chuyến du xuân về quê nội ở làng Thượng xá, cùng cha bái yết tổ tiên đã dạy cho ông về đạo  lý “cây có gốc, nước có nguồn”. Hay những chuyến đi kinh lý tuần du cùng cha đã khiến ông mở mang đầu óc và thấu hiểu được cuộc sống và gần gũi với nhân dân. Chính từ những điều đó đã tôi luyện, giúp Nguyễn Sư Hồi trở thành một vị tướng có tài và yêu dân như con sau này.

Năm 1460 phụ tá đắc lực cho cha trong việc chỉ huy cấm binh lật đổ Lê Nghi Dân, phò tá Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi.

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép khi Lê Thánh Tông luận công ban thưởng, ban ruộng thế nghiệp cho một số công thần. Theo đó, Lê Lăng được cấp 300 mẫu, Lê Niệm 200 mẫu, Lê Nhân Thuận 130 mẫu, Lê Thọ Vực, Lê Sư Hồi, Lê Nhân Khoái 150 mẫu, từ Trịnh Văn Sái trở xuống, đều được cấp ruộng theo thứ bậc khác nhau. 

Sách Cương mục chép khác đi đôi chút: Lê Xí và Lê Liệt mỗi người được 350 mẫu; Lê Lăng 300 mẫu; Lê Niệm 200 mẫu; Lê Nhân Thuận 150 mẫu; Lê Thọ Vực, Nguyễn Sư Hồi và Lê Nhân Khoái mỗi người 130 mẫu; từ Trịnh Văn Sái trở xuống 22 người đều được cấp ruộng nhiều ít khác nhau. 

Cũng trong Đại Việt sử ký toàn thư, chỉ sau đó vài dòng lại chép: Nguyễn Sư Hồi, thuộc nhóm chưa được ban quốc tính. Điều này phù hợp với Cương mục, cho biết ông tuy được phong chức Tả Đô đốc, nhưng chưa được ban cho quốc tính.

Năm 1462 (tháng 3/Quang Thuận thứ 3), một bài thơ tứ tuyệt nặc danh rơi trên phố được tìm thấy với nội dung như sau:

Nhân hữu nhị tâm vưu khả nghi,

Tự lai chung cánh hiếu vi phi.

Thổ biên hữu hoặc chân dung bạo,

Thủy tại tây bàng xã tắc nguy.

Tạm dịch:

Người có hai lòng rất đáng nghi,

Giống chữ “lai” đó thích vi phi.

Bên “thổ” có “hoặc” thực hung bạo,

“Thủy” sát bên “tây” xã tắc nguy.

Triều thần luận bàn đây là bài thơ chiết tự nhằm vu cáo các đại thần với ý như sau:

  • Chữ Nhân (人) hợp với Nhị (二), Tâm (心) là chữ Niệm (念). Ý chỉ Lê Niệm rất đáng nghi ngờ.
  • Giống chữ Lai (來) là chữ Lỗi (耒). Ý chỉ Nguyễn Lỗi thích làm điều phi pháp.
  • Bên chữ Thổ (土) có chữ Hoặc (或) là chữ Vực (域). Ý chỉ Lê Thọ Vực rất hung bạo.
  • Chữ Thủy (水) cạnh chữ Tây (西) là chữ Sái (洒). Ý chỉ Trịnh Văn Sái làm nguy hiểm cho đất nước.

Đình thần đều định tội cho Sư Hồi là tác giả bài thơ và định cho ông tội chết. Tuy nhiên vua Lê Thánh Tông xét công cha con ông nên đã tha ông tội chết và phủ dụ các đại thần, cho rằng không đủ bằng chứng để kết tội ông là tác giả bài thơ trên, cũng như nội dung bài thơ không có ý phản nghịch. Cương mục chép ông được nhà vua tha cho, không bắt trừng trị.

Chính sử đều ghi chép ông vì xung đột với các đại thần trên nên mới làm bài thơ vứt ra đường nhưng chưa kịp lưu truyền thì bị phát giác. 

Năm 1463 (tháng 12/Quang Thuận thứ 4) vua ra dụ trách cha con Nguyễn Xí về tội ăn của đút.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép như sau: “Dương Quốc Minh bảo là Ngô Tây lấy 30 lạng bạc trao cho Nguyễn Hồ đến đút lót bọn ngươi. Ngươi sai vợ lẽ ngươi nhận lấy. Vả khi trước nó đút lót cho cha ngươi là Xí 50 lạng, nay chuyển sang đút lót cho ngươi, tất cả là 80 lạng, hiện còn ở nhà ngươi, ngươi lại không biết hay sao? Nay đặc sai Tư lễ giám Nguyễn Áng đem sắc chỉ tới bảo ngươi và đòi lấy số 80 lạng đút lót ấy mang về. Ngươi có tội mà không ngại sửa bỏ tội lỗi thì sau này chắc chắn không bị tai họa”.

Vua cũng nhắc nhở cha con ông một cách nhẹ nhàng sau khi nhận được thư nặc danh tố cáo ông sắp làm phản: “Ta thể theo lòng người lên nhận ngôi báu, vẵn nhờ các bậc huân hiền đồng lòng giúp đỡ, đến nay đã 4 năm rồi. Cha con ngươi, đầy nhà lớp lớp ngọc khuê giải ấn có thể gọi là thịnh lắm rồi. Ta vẫn tin ngươi. Dẫu có hư đó, cũng không hề suy giảm. Sau khi được thư ấy, hẳn ngươi có chỗ không yên lòng. Ngươi há không nên nghĩ cho kỹ để làm kế giữ mình ư?”

Năm 1469 được giao chỉ huy lực lượng thủy quân cùng em trai là Nguyễn Kế Sài làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía Nam Đại Việt, gồm 12 cửa lạch (Thập nhị hải môn) kéo dài từ cửa biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào đến Cửa Tùng (Quảng Trị). Khi vào trấn nhậm, ông đã chọn vùng cửa Xá cạnh làng Thượng Xá quê hương làm đại bản doanh. Ông cũng cho xây dựng một tuyến phòng thủ ven biển dài từ mũi Gươm đến đồn tiền tiêu nhằm phóng giữ các cuộc tấn công của quân Chiêm Thành. Ông cũng quan tâm phát triển kinh tế mở chợ Tân Lộc, chiêu tập dân cư, dùng các tù binh để khai phát đất đai, đắp đê ngăn mặn, khai hoang lập ấp, và chính ông đặt cho tên làng là Vạn Lộc.

Với tấm lòng trung nghĩa, yêu dân như con, ông đã dồn hết tâm sức để xây dựng, phát triển vùng đất Cửa Xá, biến mảnh đất cằn cõi hoang sơ thủa ban đầu thành một địa bàn dân cư sầm uất, có tên gọi là làng Hải Ngung.

Năm 1506 (21/5/Thái Trinh thứ 3, triều vua Lê Túc Tông) do bệnh nặng ông qua đời tại vùng Cửa Xá. Theo di chúc của ông, triều đình cho mai táng thi thể ngay tại vùng Lùm Cò gần đồn tiền tiêu Cửa Xá để hương hồn ông tiếp tục được cùng quan quân cánh giữ cửa Biển “thập nhị Hải môn” cũng như chứng kiến sự đổi thay của vùng đất mà ông đã khai sinh lập địa. Được truy phong tước Thái bảo phò mã đô úy tham dự triều chính.

An táng tại Lùm Cò, làng Đông Biên, Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam. (nay là khu vực bến I, cảng Cửa Lò).

5. Tác phẩm và công trình tiêu biểu

Khai sinh ra làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

6. Giải thưởng và tôn vinh

Năm 1508 nhân dân lập đền thờ và suy tôn là Thành hoàng làng Vạn Lộc (nay là phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Việt Nam). Được Nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1991. Lễ húy kỵ được tổ chức hàng năm vào ngày 21/5.

7. Tham khảo

– Internet

vi.wikipedia.org

truyenhinhnghean.vn

vietnamgiapha.com

– Ấn phẩm

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *