Nguyễn Đạm (1495-1557)
1. Thông tin
– Tên gọi: Nguyễn Đạm, Nguyễn Thiến ( 阮倩) hay Nguyễn Thuyến.
Nghệ danh/ Tự xưng
Thụy hiệu: Trạng Nguyên. Tước vị: Trạng nguyên, Thượng thư, Thư Quận công
– Sinh ngày 28/8/1495 tại Canh Hoạch, phủ Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, Hà Đông, Đại Việt (nay là xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, Tp. Hà Nội, Việt Nam). Quê gốc tại Tảo Dương.
Mất ngày 20/8/1557 (62 tuổi) tại Thanh Hoa, Đại Việt (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là nhà chính trị gia thời nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Ông nội: Nguyễn Đình Địch
– Ông ngoại: Nguyễn Bà Kỷ
– Bố là Nguyễn Doãn Toại và mẹ là Nguyễn Thị Hiền
b) Hôn nhân và con cái
– Có 3 người con:
Con trai: Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn
Con gái: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
c) Hậu duệ
– Cháu nội: Nguyễn Như Nguyệt, Nguyễn Tín, Nguyễn Thọ, Nguyễn Nhậm
3. Con người và tính cách
Thông minh trác lạc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh giá là người thành tín, chính trực, hiểu biết nhiều
4. Cuộc đời và sự nghiệp
Con một trong gia đình.
Năm 1501 khi 6 tuổi, học trường của cậu là Nguyễn Đức Lượng. Bạn học cùng là Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Năm 1532 (Nhâm Thìn, Đại Chính thứ 3, triều Mạc Thái Tông) đỗ Trạng nguyên, giữ chức Thương thư bộ Lễ, sau giữ chức Thượng thư bộ Lại, tước Thư quốc công.
Năm 1527 Lê Mạc phân tranh. Nguyễn Thiến là hậu duệ công thần nhà Lê sơ, nhưng đậu đại khoa dưới triều nhà Mạc do đó mà cũng làm quan với nhà Mạc. Bấy giờ con cháu hậu duệ công thần nhà Lê nhiều người đã theo nhà Mạc nhưng sau đó nhận ra Mạc Đăng Dung là kẻ “lòng chứa gian tà”, phản bội nhà Lê, nên một số lại muốn về với nhà Lê trung hưng.
Năm 1551 (Tân Hợi) sau vụ chú ruột là Nguyễn Đình Tùng và Nguyễn Kiều có ý bỏ nhà Mạc bị truy đuổi, Nguyễn Kiều bị bắt tự sát. Nguyễn Thiến đang giữ chức Thượng thư triều Mạc cũng bị bọn gian thần Phạm Quỳnh, Phạm Giao gièm pha, vu tội cùng người thông gia là Thái tế Lê Bá Lý mưu đồ phản nghịch. Do đó Mạc Phúc Nguyên đã cho quân lính đến vây bắt hai ông. Nhưng được một số quần thần tin cẩn đưa lực lượng đến giải thoát. Sau đó, Lê Bá Lý thì cùng con là Phổ quận công Lê Khắc Thận đưa hơn một vạn quân, còn Nguyễn Thiến thì cũng hai con là Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn đưa bản bộ và hơn 100 người, trốn vào Thanh Hóa, đầu hàng triều đình Lê Trịnh, được vua Lê vui mừng, đãi ngộ, giao trọng trách tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Con gái đầu lòng của Nguyễn Thiến là Nguyễn Thị Ngọc Cẩm trở thành vợ thứ năm của Trịnh Kiểm. Tiếp theo Lê Bá Lý và Nguyễn Thiến cùng một số mưu thần dũng tướng khác cũng bỏ Mạc theo Lê Trinh.
Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nhà Mạc đã làm thơ gửi cho Nguyễn Thiến với ý thuyết phục ông trở về với nhà Mạc. Ông xem thư, trong lòng cảm thấy bứt rứt.
Năm 1557 (tháng 8 AL), Nguyễn Thiến qua đời.
5. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm