Nguyễn Cơ (1710 – 1789)
1. Thông tin
– Tên gọi: Nguyễn Cơ hay Nguyễn Kỳ hay Nguyễn Trọng
Tự: Thúc Văn
Hiệu: Nhã Hiên. Thụy hiệu: Uyên Mặc công.
– Sinh năm 1710 tại thôn Lương Năng, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Đại Nam (nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam). Quê tổ ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội, Việt Nam).
Mất ngày 24/7/1789 (tức ngày 3/6/Kỷ Dậu) (80 tuổi) tại Đại Nam (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Nam
Dân tộc: Kinh
Là chính trị gia thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Ông nội là Nguyễn Thể và bà nội là Lê Thị
– Bố là Nguyễn Quỳnh
b) Hậu duệ
– Cháu nội: Nguyễn Mai
3. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ 3 trong gia đình có 12 anh chị em (Nguyễn Huệ, Nguyễn Thiều, Nguyễn Trọng, Nguyễn Thanh, Nguyễn Bích, Nguyễn Tín, Nguyễn Sĩ, Nguyễn Huyền, Nguyễn Hằng).
Năm 1726 (Bính Ngọ) khi 17 tuổi, thi Hương chỉ trúng Tam trường
Năm 1732 (Nhâm Tí, Long Đức) thi tiếp và trúng Tứ trường. Vì anh đầu là Nguyễn Huệ mất sớm, và anh thứ 2 là Nguyễn Nghiễm xa nhà làm quan ở Kinh ông không muốn ra làm quan
Năm 1740 (Canh Thân, Cảnh Hưng) nhận chức Tri phủ Trường Khánh (Lạng Sơn), sau thăng Hiến sát Phó sứ xứ Thái Nguyên.
Năm 1743 (Quý Hợi) đi thi Hội, nhưng chỉ vào được Tam trường, theo lệ được thăng Thừa chính sứ Lạng Sơn.
Năm 1757 (Đinh Sửu) thăng kiêm chức Tri quang Hiển điện tự sự (điện thờ ba vua Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông ở xã Phúc Điền 2 huyện Hưng Nguyên). Minh Vương Trịnh Doanh mất, Nguyễn Trọng có công đi chọn đất táng lăng ở Thanh Hóa, được thăng Tả Xuân phường Tả dụ đức, tước Lam Khê hầu.
Năm 1771 (Tân Mão) đổi sang võ chức, được bổ chức Tham đốc, sau xin về nghỉ, dạy học ở quê nhà, học trò nhiều người thành đạt. Khi quân Tây Sơn chiếm Nghệ An, Trấn thủ Nguyễn Văn Duệ sai người đưa lễ vật mời ra tòng chính, nhưng ông giả làm kẻ nặng tai, không ra
Ngày 24/7/1789 (3/6/Kỷ Dậu, Quang Trung) ông mất, thọ 80 tuổi ở xã Tiên Điền. Đền thờ ngày nay trong khu lưu niệm Nguyễn Du gọi là sinh từ là do chính cụ cho dựng khi cụ còn sống.
4. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm