Ngô Xương Xí (944 – ?)

1. Thông tin

– Tên gọi: Ngô Xương Xí (吳昌熾) hay Ngô Xí, Ngô Sứ quân (吳使君), Nguyễn Du Dịch

Cuốn Đại Việt sử lược ghi tên là Nguyễn Du Dịch

Vị hiệu: Khai Long

– Sinh khoảng năm 944 – 950 tại Đường Lâm, Tĩnh Hải quân (nay là Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Tp. Hà Nội, Việt Nam)

Chưa rõ năm mất (nay là Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Quốc tịch: Tĩnh Hải quân

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia thời nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNgô Quyềnbà nộiDương Phương Lan

Ông ngoại là Phạm Phòng Át

– BốNgô Xương NgậpmẹPhạm Thị Uy Duyên

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ gia đình với vợ là Lý Thị Khoan Dung

– Có 2 người con trai: Ngô Xương Sắc, Ngô Ích Vệ

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Ngô Tử Canh, Ngô Tử An, Ngô Tuấn, Ngô Chương

3. Cuộc đời và sự nghiệp

Con thứ 2 trong gia đình 2 anh em (Ngô Xương Tỷ, Ngô Xương Xí)

Nhà Ngô

Năm 944 Ngô Xương Ngập đang trong thời gian chạy trốn Dương Tam Kha, cuộc tranh giành binh quyền giữa người trong và ngoài tộc.

Năm 954 Ngô Xương Ngập bị thượng mã phong mà chết

Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, sau đó đã xảy ra việc “tranh chấp ngôi vua” giữa các đại thần Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Đỗ Cảnh Thạc và Dương Huy tại kinh thành Cổ Loa. Có thể trong cuộc tranh chấp đó, Ngô Xương Xí đã phải chạy khỏi kinh thành.

Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi: một viên tướng người họ Ngô là Ngô Xương Xí tụ tập quân giữ Bình Kiều.

Từ khi Dương Tam Kha tiếm vị, nhiều nơi không chịu khuất phục, thổ hào ở các nơi như Trần Lãm, Kiều Công Hãn, Ngô Nhật Khánh, Đỗ Cảnh Thạc… đều xướng lên độc lập, dần hình thành 12 đạo quân lớn hơn cả, trấn giữ các địa phương, sử sách gọi là Loạn 12 sứ quân. Ngô Xương Xí cũng nằm trong số đó, tức Ngô Sứ quân hay Sứ quân Bình Kiều

Năm 965 chú là Ngô Xương Văn đang làm vua cũng mất trong trận đánh ở Sơn Tây, Ngô Xương Xí chưa tới 20 tuổi, lên kế vị ngôi nhưng vì thế lực ngày càng yếu nên phải lui về chiếm giữ đất Bình Kiều (nay là Triệu Sơn, Thanh Hóa). Ở đây củng cố lực lượng, xây lũy đắp thành chiêu dân lập cứ, luyện tập binh mã… Đinh Bộ Lĩnh nổi lên đánh tan các sứ quân, lập ra nhà Đinh

Theo các tài liệu nghiên cứu, việc bình định Ngô Xương Xí của Đinh Bộ Lĩnh diễn ra một cách hòa bình. Ngô Xương Xí quy hàng Đinh Bộ Lĩnh.

Bổ sung từ nguồn truyền thuyết kết hợp với di tích sưu tầm được ở Thanh Hóa cho biết, khi Đinh Bộ Lĩnh tiến hành thu phục Bình Kiều của Sứ quân Ngô Xương Xí, ông hành quân vào Ái Châu, đóng quân tại sườn Cửu Noãn Sơn, có thần nhân mách bảo: không cần đánh, chỉ cần mở tiệc khao quân, Xương Xí hoảng sợ tất phải xin hàng.

Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chép rằng: …Ðến khi nhà Ngô mất, Ðinh Bộ Lĩnh dụ hàng được các sứ quân Ngô Xương Xí, phá được Ðỗ Ðộng của Đỗ Cảnh Thạc…

Có tài liệu nói rằng sở dĩ ông hàng Bộ Lĩnh vì có sự tác động của cuộc hôn nhân giữa Đinh Bộ Lĩnh và Dương Vân Nga, con gái Dương Tam Kha, rồi ông ngoại ông là Sứ quân Phạm Bạch Hổ hay Ngô Nhật Khánh đều là những người có quan hệ thân thích với ông cùng quy thuận Đinh Bộ Lĩnh.

Năm 968 (Mậu Thìn) đạo quân của Đinh Bộ Lĩnh sau hàng loạt chiến thắng, thống nhất đất nước, mở ra nhà Đinh. Đinh Tiên Hoàng có mời Ngô Xương Xí tham gia triều chính nhưng từ chối và lánh về ẩn cư ở vùng thượng du châu Ái (tức Thanh Hoá).

4. Tác phẩm và công trình tiêu biểu

Thành Bình Kiều ở Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

5. Giải thưởng và tôn vinh

Đền Khai Long sứ quân, thuộc xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Đền Khai Long xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Đình thờ Thành hoàng làng Phú Duy, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội, Việt Nam

Đình làng Phí Trạch, xã Phương Tú, Ứng Hòa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

6. Tham khảo

– Internet

vi.wikipedia.org

ngotoc.vn

– Ấn phẩm

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục

Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *