Ngô Xương Tỷ (933 – 1011)
1. Thông tin
– Tên gọi: Ngô Xương Tỷ
Thế danh: Ngô Chân Lưu (吳真流)
Pháp hiệu: Khuông Việt thiền sư (匡越禪師)
Nghĩa là người tu sửa, chấn hưng Phật giáo nước Việt.
– Sinh năm 933 (tức năm Quý Tỵ) tại hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, châu Ái, Tĩnh Hải quân (nay là thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội, Việt Nam)
Mất năm 22/3/1011 (tức 15/2/Tân Hợi) (78 tuổi) tại chùa Thanh Tước, núi Du Hý, quận Thường Lạc (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Tĩnh Hải quân
Dân tộc: Kinh
– Là nhà sư thời nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.
2. Gia đình
– Ông nội là Ngô Quyền và bà nội là Dương Phương Lan
Ông ngoại là Phạm Phòng Át
– Bố là Ngô Xương Ngập
3. Con người và tính cách
Trạng mạo khôi vĩ, chí thượng thích thảng (mặt mũi khôi ngô, dáng vóc cao lớn, chí chuộng hào sảng), tinh thông tam giáo
Từ nhỏ đã có tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng
4. Cuộc đời và sự nghiệp
Con cả trong gia đình 2 anh em (Ngô Xương Tỷ, Ngô Xương Xí)
Từ nhỏ đã theo học Nho
Năm 944 khi 11 tuổi, ông nội Ngô Quyền lâm bệnh qua đời, cậu của Ngô Xương Ngập là Dương Tam Kha thấy cháu còn ít tuổi, chưa cáng đáng được việc triều chính nên tiếm ngôi. Ngô Xương Ngập thấy tình thế bất trắc, liền bỏ trốn khỏi kinh thành.
Đổi tên con thành Ngô Chân Lưu và gửi vào chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc (nay là chùa Đại Bi, núi Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội, Việt Nam) để tránh sự truy đuổi của Dương Tam Kha. Còn ông thì chạy về nhà một hào trưởng là Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương, Nam Sách.
Cùng bạn học là Trụ Trì tới chùa Khai Quốc (nay là Trấn Quốc) để xin học với thiền sư Vân Phong và thọ giới Cụ túc tại đây, thuộc đời (thế hệ) thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông (dòng thiền Quan Bích). Bắt đầu đọc khắp các sách Phật, tìm hiểu yếu chỉ của Thiền Tông.
Sau khi theo học thiền sư Vân Phong một thời gian, Ngô Chân Lưu bắt đầu du ngoạn các nơi, tham vấn Thiền học. Chuyện kể rằng, một lần, Ngô Chân Lưu đi chơi núi Vệ Linh, ở quận Bình Lỗ (nay thuộc huyện Phù Linh, huyện Sóc Sơn) thấy phong cảnh nơi đây thanh bình, tĩnh lặng thích hợp cho việc tu hành nên nảy ra ý định lập am để thờ.
Ngay đêm hôm đó, Ngô Chân Lưu nằm mộng thấy một vị thần, mình mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, tướng mạo rất dễ sợ, bước đến gần nói rằng:
– Ta là Tỳ Sa Môn thiên vương, những người theo ta là dạ xoa. Thiên đế có chỉ lệnh sai ta đến nước này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với ngươi, nên đến đây báo cho ngươi biết.
Ngô Chân Lưu kinh hãi giật mình tỉnh dậy, nghe trong núi có tiếng huyên náo lòng rất lấy làm lạ. Sáng hôm sau, Ngô Chân Lưu vào núi, thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum suê, bên trên lại có mây xanh bao phủ trong lòng mừng thầm mới sai thợ đến chặt, đem về, khắc tượng như đã thấy trong mộng rồi lập am để thờ.
Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, định đô ở Hoa Lư, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt
Năm 969, chưa đến 40 tuổi, danh tiếng của Ngô Chân Lưu đã vang danh, vua Đinh Tiên Hoàng đã mời tới gặp. Sau cuộc nói chuyện rất tâm đầu ý hợp, Đinh Tiên Hoàng đã quyết định phong cho thiền sư Ngô Chân Lưu chức Tăng thống.
Năm 973 (Đinh Dậu) Nam Việt Vương Đinh Khuông Liễn đã cho dựng 100 tràng kinh
Năm 971 (Tân Mùi, Thái Bình thứ 2) Đinh Tiên Hoàng phong cho thiền sư Ngô Chân Lưu pháp hiệu là Khuông Việt thiền sư, được tham dự triều chính như vị Tể tướng.
Năm 979 Đinh Khuông Liễn lại cho dựng 100 tràng kinh nữa. Cha con Đinh Tiên Hoàng bị giết. Tổng chỉ huy quân đội Lê Hoàn đưa thái tử Đinh Toàn mới 6 tuổi được đưa lên ngôi làm nhiếp chính.
Năm 980, trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, thái hậu Dương Vân Nga cùng các đại thần Khuông Việt, Pháp Thuận, Phạm Cự Lượng và một số trung thần khác, tôn Lê Hoàn lên ngôi vua để lãnh đạo công cuộc chống lại cuộc xâm lược của quân Tống. Dưới thời trị vì của Lê Hoàn, thiền sư Khuông Việt tiếp tục được trọng dụng trong vài trò của một Tăng thống.
Năm 981 quân Tống sang xân lược, theo chỉ lệnh của Lê Đại Hành, Đại sư Khuông Việt đã cho lập đàn cầu đảo ở chùa Vệ Linh, cầu thần Tỳ Sa Môn giúp sức đánh giặc. Kết quả quân Tống bị đánh đại bại ở Bạch Đằng và thành Bình Lỗ
Năm 986 nhà Tống sai sứ là Lý Giác sang nước ta, vua Đại Hành sắc chỉ ra đón tiếp sứ. Khi Lý Giác về có để lại một bài thơ:
Hạnh ngộ minh thời tán thạnh du
Nhất thân lưỡng độ sứ Giao Châu
Đông Đô tái biệt tâm vưu luyến
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch
Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
Khê đàm ba tịnh kiến thiềm thu.
Vua Đại Hành đưa bài thơ ấy cho xem, và hỏi có ý gì không. Ông tâu:
– Câu thứ bảy sứ Tống có ý tôn bệ hạ ngang hàng với vua của họ.
Năm 987 (Thiên Phúc thứ 7) nhà Tống lại sai Lý Giác cùng Lý Nhược Chuyết tới Đại Việt lần 2 để phong cho Lê Đại Hành làm An Nam đô hộ Tĩnh Hải quân tiết độ sứ và đòi vua Lê Đại Hành trao trả hai tên tướng là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân. Lê Hoàn đã nhờ Pháp Thuận và Khuông Việt cùng đứng ra đón tiếp. Pháp Thuận đã đón Lý Giác từ chùa Sông Sách (nay thuộc tỉnh Hải Dương), để đưa về kinh ấp Hoa Lư. Đến Hoa Lư, Khuông Việt đã đứng ra tiếp. Trước khi Lý Giác ra về, vua Lê Đại Hành đã ra lệnh cho Khuông Việt viết một khúc nhạc để tiễn đưa phái bộ. Và Khuông Việt đã viết bài từ Ngọc Lang Quy.
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Thần tiên phục đế hương.
Thiên lý vạn lý thiệp thương lương
Cửu thiên quy lộ trường.
Nhân tình thảm thiết đối ly thương
Phan luyến sứ tình lang.
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương
Phân minh tấu ngã hoàng.
Về cuối triều Lê, Ngô Chân Lưu già yếu xin từ quan về quận Thường Lạc, núi Du Hý, lập trường ở chùa Thanh Tước trụ trì, người học tìm tới rất đông. Trong đó học trò phải kể đến là thiền sư Đa Bảo
Một hôm, đệ tử nhập thất là Đa Bảo hỏi:
– Thế nào là trước sau học đạo?
Ngài đáp:
Thủy chung vô vật diệu hư không
Hội đắc chân như thể tự đồng.
– Làm sao gìn giữ ?
– Không chỗ cho ngươi hạ thủ.
– Hòa Thượng nói rõ rồi.
– Ngươi hội thế nào?
Đa Bảo hét một tiếng!
Ngày 22/3/1011 (tức 15/2, Thuận Thiên thứ 2) gọi Đa Bảo lại nói:
Mộc trung nguyên hữu hỏa
Hữu hỏa, hỏa hoàn sanh.
Nhược vị mộc vô hỏa
Toản toại hà do manh.
Dứt lời, ông ngồi kiết già mà viên tịch, thọ 78 tuổi.
5. Giải thưởng và tôn vinh
Quốc sư đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
Thờ phụng tại các điểm:
– Chùa Non Nước (Hà Nội)
– Chùa Nhất Trụ (Ninh Bình)
Tạp chí Khuông Việt là tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Những ngôi chùa mang tên ông:
– Chùa Khuông Việt ở Sài Gòn
– Chùa Khuông Việt ở Paris
– Chùa Khuông Việt ở Na Uy
Các tên đường mang tên ông:
– Đường Khuông Việt ở thành phố Ninh Bình
– Đường Khuông Việt ở Sài Gòn.
– Đường Ngô Chân Lưu ở thành phố Đà Nẵng, thành phố Tam Kỳ và thị xã Nghi Sơn
Học viện Phật giáo Khuông Việt tại khuôn viên chùa Bái Đính, Ninh Bình
Trường Khuông Việt ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (chùa Quán Sư)
Trung tâm Văn Hoá Lịch sử Phật giáo Khuông Việt tại núi Bà Rá, thị trấn Thác Mơ, Phước Long, tỉnh Bình Phước
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)