Ngô Thị Ngọc Dao (1421 – 1496)

1. Thông tin

– Tên gọi: Ngô Thị Ngọc Dao (吳氏玉瑤) hay Quang Thục thái hậu (光淑太后) hay Thái Tông Ngô hoàng hậu (太宗吳皇后)

Tước hiệu: Tiệp dư, Sung viên, Hoàng thái hậu

Tước vị: Thánh mẫu Hoàng thái hậu

Thụy hiệu: Quang Thục Trinh Huệ Khiêm Tiết Hòa Xung Nhân Thánh hoàng thái hậu (光淑貞惠謙節和沖仁聖皇太后)

– Sinh năm 1421 (Tân Sửu) tại làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa, Đại Việt (nay là xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam)

Có nguồn cho rằng ở làng Thịnh Mỹ, dân gian gọi là làng Mía (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Mất ngày 26/2/1496 (Bính Thìn) (76 tuổi) tại Thừa Hoa điện, Thiệu Thiên, Đôn Kinh, Đại Việt (nay là Tp. Hà Nội, Việt Nam)

– Giới tính: Nữ

– Quốc tịch: Đại Việt

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNgô Kinhbà nộiLê Thị Mười

Ông ngoại là Đinh Lễ và bà ngoại là Trần Ngọc Huy

– Bố Ngô TừmẹĐinh Thị Ngọc Kế

b) Con cái

– Quan hệ gia đình với chồng là Lê Nguyên Long

– Có 2 người con: Diên Trường công chúa, Lê Thánh Tông

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Lê Tranh và Lê Đống

3. Con người và tính cách

Wikipedia viết: Người đã hết lòng cùng con chăm lo sự nghiệp đế vương, là một trong những chỗ dựa tin cậy của Lê Thánh Tông

Văn bia do Tiến sĩ Nguyễn Bảo và Tiến sĩ Nguyễn Xung Xác soạn: Hoàng Thái hậu sinh ra đã là người đôn hậu, cần kiệm, không chuộng xa hoa, việc nữ công không lúc nào rời, mắm muối nơi bếp núc lại càng quan tâm. Ngày thường ở trong nhà vẫ nghiêm trang như đang tiếp khách. Khi tiếp xúc với ai cũng tỏ vẻ hòa nhã, dịu dàng. Bà kính trọng tông miếu, phụng thờ thần linh, của ngon vật lạ bốn phương dâng lên, bao giờ cũng đem tiến cúng trước. Không làm việc trái lễ, không ở nơi không chính đáng, giản dị mà trang nhã, lịch sự, cử chỉ thường lễ độ, ít đi ra khỏi phòng vi. Trong cung đình, kẻ sang người hèn đều gọi Người là Phật sống. Khi được vua cung cấp vàng lụa thì đem ban phát cho mọi người xung quanh và giúp đỡ kẻ nghèo khó, hòm tủ thường trống rỗng, không có của cải dành riêng.

Đặc biệt, khác với người thường là tuổi cao mà tóc bà không bạc, răng không rụng, mắt không mờ, nhan sắc không kém sút, vẫn tươi đẹp như người trạch tuổi 40. Tuy danh vị sang mà làm việc không biết mỏi, tuổi tác cao mà tinh thần càng sáng suốt. Tính vốn ham học, lại biết làm thơ, mỗi lúc nhàn rỗi lại đem kinh truyện ra dạy bảo đàn cháu nhỏ. Khi ngọc thể bất an, phải nằm giường bệnh hơn một tháng mà không hề thấy tiếng kêu rên…

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Con thứ 17 trong gia đình 19 anh em (Ngô Việt, Ngô Lộc, Ngô Khế, Ngô Hồng, Ngô Lương, Ngô Thị Ngọc Xuân, Ngô Chiêu, Ngô Nhạn, Ngô Nạp, Ngô Thị Ngọc Liêu, Ngô Thị Ngọc Hạ, Ngô Thị Ngọc Dần, Ngô Thị Ngọc Sửu, Ngô Thị Ngọc Điệp, Ngô Thị Ngọc Phúc, Ngô Thị Ngọc Đức, Ngô Thị Ngọc Dao, Ngô Lan, Ngô Thị Ngọc Vỹ)

Triều Lê

Khi sinh Ngô Thị Ngọc Dao bà mẹ thấy Tiên trên cung trăng xuống nhà, tỉnh giấc trong nhà có mùi hương lạ, trong không trung có tiếng nhạc âm điệu khác thường. Lớn lên Ngọc Dao thường ở bên ngoại, khi ra đồng làm ruộng có đám mây ngũ sắc che trên đầu, trẻ chăn trâu thường đi theo đều được che mưa nắng.

Mồ côi mẹ từ nhỏ, được bà ngoại nuôi. Có lần gặp một người lạ nói rằng: Cô bé này sẽ đáng làm mẫu nghi thiên hạ. Nói xong người ấy biến mất.

Năm 1436 (Bính Thìn, Thiệu Bình thứ 3) khi 15 tuổi, vào cung chơi với chị gái Ngô Thị Ngọc Xuân là cung nhân của vua Lê Thái Tông, ngay dịp các con nhà lương thiện được tuyển vào cung. Nhận thấy lời nói thành giáo huấn, nết na hợp khuôn phép, đối bậc trên đúng lễ độ, tiếp kẻ dưới có ân tình, được vua Thái Tông rất mến yêu.

Tháng 1440 (6/Canh Thân, Đại Bảo thứ 1) khi 19 tuổi, được phong Tiệp dư, ngự ở cung Khánh Phương, nhưng bà cho rằng cung này Lê chiêu nghi đang ở nên không nỡ chiếm lấy mà cố từ chối, khiến cho Thái Tông và cận thần rất nể phục. Ở đây để dạy con em các nhà trong triều tư cách cử chỉ ăn nói, biết lễ nghi, phép tắc đối với người trên, lấy ân đãi người dưới… 

Tháng 3/1425 (Ất Tỵ) Lê Lợi tiến quân vây thành Nghệ An, giặc Minh ra sức chống giữ, thế lực chưa phân thắng bại. Quân doanh của Lê Lợi tạm đóng cạnh đền thờ thần Phổ Hộ bên bờ sông Lam thuộc làng Trào Khẩu, đêm ngủ Lê Lợi chiêm bao thấy một vị thần báo mộng cho mình rằng:

– Tướng quân nhường cho tôi một người thiếp, tôi hứa hết sức phù hộ tướng quân đánh thắng giặc, giữ vững nghiệp đế.

Tỉnh dậy nghĩ lại những chuyện xưa, hôm sau Lê Lợi cho gọi tất cả những người vợ của mình đến hỏi rằng:

– Có ai chịu đi làm vợ thủy thần không? Sau này khi ta lấy được nước, sẽ lập con của người đó làm thiên tử.

Các bà phi đều im lặng, không nói gì. Chỉ có bà Phạm Thị Ngọc Trần (mẹ của Nguyên Long) khảng khái quỳ thưa:

– Nếu vì nghiệp lớn của Minh Công thì thiếp tự nguyện xả thân; ngày sau mong Minh Công giữ lời hứa, chớ phụ con thiếp.

Lê Lợi vô cùng cảm kích. Khi đó Nguyên Long mới có 2 tuổi.

Khi đã lên làm vua, Thái Tông Lê Nguyên Long được bọn nịnh thần xúi bẩy làm nhiều điều không hay, lại thêm bà phi thứ tư là Nguyễn Thị Anh hay xúc xiểm hãm hại người lành, làm cho trong cung ngoài nội xảy ra nhiều vụ việc không lành mạnh. Nhiều vị quan tận tụy phải rời kinh thành vì không chấp nhận những hành động của vua Lê Thái Tông, trong đó có Nguyễn Trãi.

Thái Tông Lê Nguyên Long có nhiều vợ, trong đó có Ngô Thị Ngọc Xuân, Nguyễn Thị Anh, Ngô Thị Ngọc Dao, Lê Ngọc Dao, Lê Nhật Lệ, Dương Thị Bí và Bùi Thị. Con trai đầu là Nghi Dân do Dương Thị Bí sinh đã được lập làm Thái tử, Nguyễn Thị Anh sau khi sinh Bang Cơ bèn xúi giục nhà vua tìm cớ phế Nghi Dân, lập Bang Cơ mới hai tuổi lên làm Thái tử.

Thấy Huệ phi Lê Nhật Lệ là con gái Lê Ngân, người đang có quyền cao trong triều, nếu sinh con trai thì ngôi Thái tử của Bang Cơ con mình dễ bị lung lay, bèn bày mưu hiểm độc hại Nhật Lệ. Thị Anh nói với Thái Tông là trong nhà Lê Ngân có điện thờ, ngày ngày cầu khấn cho nhà vua yêu quý Huệ phi. Nhà vua sai quan đến nhà xem xét, thấy quả có điện thờ, bèn triệu Lê Ngân vào cung hỏi tội và buộc uống thuốc độc chết, rồi giáng Huệ phi xuống hàng Tu dung trong số cửu tần.

Sau khi đã hãm hại được Huệ phi, nghe câu chuyện Ngọc Dao mộng Kim Đồng, lại đang có thai, Nguyễn Thị  Anh nghĩ rằng nếu Ngọc Dao sinh quý tử thì sẽ giành mất ngôi Thái tử của con mình, phải trừ ngay Ngọc Dao trước ngày sinh nở.

Nguyên phả cũ chép: Sau ngày sinh con gái, Ngọc Dao đi cầu tự ở chùa Huy Văn, vì mệt mỏi nên ngủ thiếp đi, mộng thấy sứ giả áo đỏ dẫn lên Thiên đình, Thượng đế sai Kim đồng xuống đầu thai, Kim đồng không chịu đi, Thượng đế giận cầm hốt ngọc đánh vào trán chảy máu, Kim đồng sợ quá chịu đi. Thượng đế lại sai Ngọc nữ xuống trần để làm bạn với Kim đồng, Ngọc nữ đầu thai vào nhà họ Nguyễn, Tư Thành sinh ra có sẹo ở trán, lớn dần thành hình chữ vương.

Nguyễn Thị Anh xúc xiểm với Nhà vua là Ngọc Dao có dính líu vụ Huệ phi, đang có âm mưu giết Thái tử. Lại tính ra Ngọc Dao có thai đã quá 10 tháng mà chưa sinh, rõ ràng là yêu quái hiện vào báo hại Hoàng gia. Nguyên Long cả nghe xúc xiểm, sai cung nỏ nhằm bụng chửa của Ngọc Dao mà bắn để trừ ma quỷ. Vừa lúc có vị Hoàng thân biết chuyện, can thiệp nên Ngọc Dao không bị bắn mà chuyển tội voi dày. Nguyễn Trãi bảo Nguyễn Thị Lộ can gián, Nguyễn Thị Lộ khuyên nhà vua không nên nghe lời xúc xiểm không đâu mà làm một việc quá ư thất đức. Nhà vua nghe lời Thị Lộ, cho Ngọc Dao được ra ở chùa Huy Văn trong kinh thành Đông Kinh (nay là chùa Dục Khánh, ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng, Tp. Hà Nội, Việt Nam), được Nguyễn Thị Lộ chăm sóc.

Ngày 1442 (20/7/Nhâm Tuất, Đại Bảo thứ 3) Ngọc Dao sinh hạ người con trai út của Thái Tông nơi gốc cây chuối sau sân chùa, đặt tên là Lê Tư Thành. Sau thấy chùa Huy Văn vẫn chưa phải là nơi an toàn, Nguyễn Trãi thu xếp cho mẹ con Ngọc Dao lánh ra trấn An Bang (nay thuộc vùng Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Tất cả mọi chuyện đều đến tai Nguyễn Thị Anh, kết thành mối thâm thù giữa Nguyễn Thị Anh với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.

Cũng có thuyết cho rằng lúc Ngọc Dao phải ra ở chùa Huy Văn, đại thần Đinh Liệt sợ Ngọc Dao gặp nạn, liền bí mật đưa về Đô Kỳ để sinh và lánh nạn. Khi võng cáng về đến cầu Tray, nơi tiếp giáp giữa hai huyện Duyên Hà và Thần Khê thì bà trở dạ đẻ, không thể đi được nữa. Sợ triều đình truy đuổi làm liên luỵ đến mọi người, bà Ngọc Giao cho thắp hương khấn trời đất cho được sinh nở. Lê Tư Thành được sinh ra tại làng này, rồi được đưa đến trấn An Bang.

Ngay từ khi còn nhỏ, Lê Tư Thành đã được mẹ dạy dỗ từ cách ứng xử đến chữ nghĩa văn chương cùng võ nghệ. Tư chất thông minh của Lê Tư Thành càng ngày càng được hiển lộ của một bậc đế vương

Ngày 4/8 Thái Tông Văn hoàng đế chết đột ngột ở Lệ Chi Viên, tục gọi là Trại Vải, ở làng Đại Lại, nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh. Sử gọi là Vụ án Lệ Chi Viên. Ngày 12/8, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông.
Ngày 16/8 Nguyễn Trãi bị triều đình khép tội giết Tiên đế Thái Tông và bị tru di tam tộc. Sau sự việc này, Thần phi Nguyễn Thị Anh chính thức trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính, bắt đầu giai đoạn điều hành chính sự hơn 10 năm của mình.

Năm 1445 (Ất Sửu) Tuyên Từ thái hậu Nguyễn Thị Anh mới ăn năn cho người đi tìm, rước mẹ con bà Ngọc Dao về Kinh, phong cho Tư Thành làm Bình Nguyên Vương, bà Ngọc Dao được thăng làm Sung Viên cho ra phụng sự nhà Thái miếu.

Ngày 1459 (3/10/Kỷ Mão, Diên Ninh thứ 6) Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân cùng các thủ hạ tin cậy đem hơn trăm quân vào cung cấm giết Bang Cơ, hôm sau giết luôn Thái hậu. Nghi Dân lên ngôi, Tư Thành không bị Nghi Dân sát hại, nhưng phải cải phong làm Gia vương. Chín tháng sau diễn ra một cuộc đảo chính thứ hai.

Tháng 6/1460 (Canh Thìn, Quang Thuận thứ 1) các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Nguyễn Đức Trung, Ngô Khế… làm binh biến giết chết Lê Nghi Dân và đưa Gia vương Tư Thành lên ngôi, tức Lê Thánh Tông. Lên làm vua, Tư Thành ra chùa Huy Văn đón mẹ vào cung. Ngô Thị Ngọc Dao nói:

– Nay mẹ tuổi đã cao, ăn chay niệm Phật đã quen, con để mẹ ở ngoài chùa này, cho yên tĩnh tuổi già.

Năm 1468 (Mậu Tý, Quang Thuận) vua cho xây Thuần Mậu đường tại Đồng Bàng hương (tức Đồng Phang, Định Hòa) để phụng dưỡng mẫu hậu hàng tuần hoặc mỗi khi về thăm quê ngoại. Bà thường về ở Đông Triều, ăn chay niệm phật thanh đạm, sáng suốt, khỏe mạnh sống lâu rất là vui vẻ, lấy kiệm cần mà răn dạy người đời, lấy nhân hậu mà nhắc nhủ vua.

Năm 1470 (Canh Dần) không quản đường xá dặm dài, cùng Lê Thánh Tông tiến hành cuộc tấn công vào đất Chiêm Thành

Năm 1473 (2/Quý Tỵ, Hồng Đức thứ 4) vua cho xây lại Thuần Mậu đường và cải tên là Thừa Hòa điện

Năm 1496 (2/Bính Thìn) bà đi viếng Lăng trở về quê ngoại nghỉ ngơi tại Thừa Hòa điện, không may trúng phong ngã bệnh.

Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi bà bị kiết lỵ

Đến ngày 26/2/Bình Thìn (nhuận) giờ Hợi bà băng hà, thọ 76 tuổi, thi hài được đưa về Vĩnh Lang an táng.

Nhóm nghiên cứu sử học nắm giữ đạo sắc phong, gia phả họ Phan ở xã Đức Thịnh, huyện Thọ Đức, tỉnh Hà Tĩnh đều ghi mất năm 1471 (tức ngày 25/3/Tân Mão) thọ 50 tuổi. Nhà nghiên cứu cho biết: Theo lời kể của dân địa phương, thì vào năm 1471, sau khi cùng con là Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, về dọc đường, bị lâm bệnh nặng và mất tại cửa Sót (nay thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam). Nhà vua đành phải mai táng mẹ tại trang Đồng Cần, xã Quang Chiêm (nay thuộc xã Đức Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam)

Chẳng bao lâu sau, vua sai người chọn đất, cải táng hài cốt của bà về vị trí cũng gần đó. Trước khi trở về Thăng Long, vua Lê còn cấp trăm công đất cho cậu ruột (em Thái hậu Ngọc Dao) cùng năm người họ Phan, vốn là bà con bên ngoại của Thái hậu, ở lại canh tác, lấy hoa lợi, lo việc tế tự và trông coi mộ phần. Kể từ đó, ở trang Đồng Cần mới có một chi họ Phan, mà nguồn gốc ở Thanh Hóa. Người dân ở trang Đồng Cần còn khẳng định rằng: Sát bên cạnh đền thờ, có một ngôi mộ cổ. Đấy mới thật là mộ của Thái hậu Ngọc Dao.

5. Giải thưởng và vinh danh

Lê Thánh Tông truy tôn làm Quang Thục hoàng thái hậu. Việc khâm liệm, phạm hàm đều do Hoàng đế tự làm, viết điếu văn, đặt quan tài ở điện để viếng, định tháng 10 rước về Sơn Lăng, nhưng Thánh Tông cũng băng hà nên chưa làm lễ an táng được. Thụy hiệu của bà đầy đủ là Quang Thục Trinh Huệ Khiêm Tiết Hòa Xung Nhân Thánh hoàng thái hậu (光淑貞惠謙節和沖仁聖皇太后).

An táng tại Khôn Nguyên lăng, Lam Kinh, Thanh Hóa, Việt Nam. Vua Thánh Tông cho tạc tượng và đúc chuông thờ tại điện Huy Văn. Thừa Hòa điện đổi tên thành đền Thánh mẫu hay đền Phủ Nhì với hai chữ vàng Mấu Nghi và 2 câu đối, ngày 26/3 là ngày húy nhật

Các sử gia đời sau đánh giá: Đức của bà sánh với trời đất, có công là rạng rỡ b đời vua (Thái Tông, Thánh Tông, Hiến Tông). Bà xứng đáng ở vị trí hàng đầu các vị hoàng hậu của nước Đại Việt

6. Tham khảo

– Internet

vi.wikipedia.org

ngotoc.vn

hanoimoi.com.vn

yendinh.thanhhoa.gov.vn

baotanglichsu.vn

– Ấn phẩm

Ngô gia Phả ký – Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)

Bản Phả Đồng Phang, Thanh Hóa – Ngô Trần Thực

Ngô gia Thế biên, họ Phan Ngô Tống Văn, Thái Bình – Phan Hữu Lập

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *