Ngô Rô (? – 1336)
1. Thông tin
– Tên gọi: Ngô Rô (吳魯) hay Ngô Đô
Thụy hiệu: Phúc lão
– Chưa rõ năm sinh tại làng Trà Hương, lộ Nam Sách Giang, Đại Việt (nay là huyện Kim Môn (Ninh Thanh), tỉnh Hải Dương, Việt Nam)
Mất năm 1336 (28/3/Bính Tý) tại Đại Việt (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là người dân thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Ông nội là Ngô Hữu Liêu và bà nội là Nguyễn Thị An
– Bố là Ngô Ma Lư và mẹ là Nguyễn Thị Đào
b) Hôn nhân và con cái
– Quan hệ gia đình với vợ là Trần Thị Hựu
Có bản chép là Đinh Thị Quỳnh người thôn Thần Khê, xã Đô Kỳ. Mất ngày 10/3, an táng tại làng Thung, thôn Thung Thương, xã Đồng Phang, xứ Xó Chùa (nay là xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Phẩm hàm Á quận chúa kiêm Đại hoàng bà cung Bảo Từ
– Con trai: Ngô Tây
c) Hậu duệ
– Cháu nội: Ngô Trừng, Ngô Kinh
3. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ ? trong gia đình ? anh em ()
Nhà Trần
Nhà rất nghèo nên ra coi chùa Thiên Phúc ở bản Xã, thôn Xuân Thượng làm chỗ nương thân, tụng kinh niệm Phật. Ngày thường cày cấy cho nhà chùa hay ngồi nghỉ dười gốc đa, thấy một vụng Trâu đằm hình bán nguyệt, phía dưới có một toà long ngai và một ngôi tàn vàng che chở. Quang cảnh rất hợp lòng người, phía sau giống như yên ngựa, bên tả bên hữu có hình rồng. Nghĩ đây là đất quý, bèn dặn con là Ngô Tây sau này chôn ông ở đó.
Năm 1336 (28/3/Bính Tý) Ngô Rô mất. Lúc bấy giờ người bản đạo tư cấp tiền gạo, thuê hai người lo việc mai táng. Định chôn vạt mộ nhà chùa mà chưa đến nơi, qua chỗ vụng trâu đằm thì trời đã chiều. Bỗng nhiên trời u ám, sấm sét đùng đùng, người khiêng tối tăm mặt mũi đánh rơi cữu xuống vụng trâu đằm. Họ bực tức nói: Đây là huyệt tốt rồi tiền thuê ít, còn tìm nơi nào nữa! Chưa kịp lấp đất họ đã bỏ về (huyệt này toạ Tốn, hướng Kiền – đầu hướng đông nam, trông về hướng Tây Bắc). Ngày hôm sau, Ngô Tây ra thăm đã thấy mối đùn thành mộ, trở về báo cho người làng biết. Người làng nói: Đây là trời giành chọn khiến nên nghiệp lớn.
Năm 1321 (giờ Dậu, 27/5/Tân Dậu) vợ là bà Hưu mất. Chưa kịp lo liệu công việc, ngày đã về chiều, tạm để linh cữu ở phía bên trái ngôi chùa. Sáng ra đã thấy mối đùn thành đống (huyệt này toạ Kiến, hướng Tốn – đầu hướng Tây Bắc, trông về hướng Đông Nam) Bố con Ngô Rô lấy làm lạ, không dám nói, vẫn ở lại trông nom chùa.
4. Giải thưởng và vinh danh
Mộ táng tại xứ Bờ Đó (nay thôn Thung Thượng, xã Đồng Phang, tỉnh Thanh Hóa)
Đời thứ nhất hệ phả Đồng Phang Ngô tộc
Phẩm hàm Đại toát thái lão
5. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)