Ngô Nhân Hải (? – ?)

1. Thông tin

– Tên gọi: Ngô Nhân Hải

– Chưa rõ năm sinh năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Quốc tịch: Đại Việt

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNgô Sử Toànbà nộiChu Thị Bột

– Bố Ngô Như NgọcmẹTrang Thuận phu nhân

b) Hôn nhân và con cái

Có 1 người con trai: Ngô Phúc Thọ

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Ngô Phúc Chính

3. Cuộc đời và sự nghiệp

Con thứ 2 trong gia đình 3 anh em (Ngô Nhân Lan, Ngô Nhân Hải và Ngô Nhân Tùng)

Thế kỷ XV, Triều Lê

Năm 1508 (Mậu Thìn, Đoan Khánh thứ 4, Lê Uy Mục) đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ (Hoàng giáp) giữ chức Giám sát Ngự sử

Năm 1511 (Tân Mùi) em trai là Ngô Nhân Tổng liên kết với Thân Duy Nhạc làm phản ở vùng Yên Phú, Đông Ngàn và Gia Lâm thuộc Kinh Bắc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị bắt xử tử. Có người trong triều tố giác rằng, Ngô Tổng là con trai Ngô Ngọc và là em trai Giám sát ngự sử Ngô Nhân Hải, có liên quan đến cuộc khởi nghĩa của nông dân nên theo luật họ này phải xử tru di. Rất may nhờ vào tài năng của mình, Ngô Nhân Hải đã giúp mình và dòng họ Ngô thoát án tru di tam tộc một cách tài tình.

Vốn là người giỏi chữ, lý lẽ chiết tự và có tài hùng biện nên Nhân Hải đã trả lời với vua rằng: Xét về bản quán, Ngô Tổng là hàng xóm của thần, nhưng hai người hàng xóm không nhất thiết là cốt nhục. Tổng họ Ngô, chữ Ngô được kết chữ khẩu ở trên, chữ thiên ở dưới. Thần cũng họ Ngô, chữ Ngô của thần được kết chữ Ngũ ở trên, chữ khẩu ở dưới. Như vậy, rõ ràng là đồng âm mà khác nghĩa. Vua nghe thấy có lý nên không tra xét thêm nữa, qua đó ông và dòng họ được thoát nạn tru di.

Truyền thuyết của làng Vọng Nguyệt lại kể một câu chuyện: Hoàng giáp Ngô Nhân Hải thấy triều chính bê trễ, chán nản nên có ý định làm phản. Ông dự tính liên kết với người em Ngô Tổng ở bên ngoài để cướp ngôi nhân lúc vua đi vắng. Đặc điểm nhận dạng của vua là có nốt ruồi to ở giữa má. Khi vua đi làm lễ ở Lam Kinh, Ngô Nhân Hải bèn dán nửa hạt nhãn giả làm nốt ruồi để mạo danh vua ra ngự triều. Đại sự chưa thành thì ông bị phát giác và bị bắt. Sau ông bị kết tội phản nghịch và bị tuyên án tru di tam tộc. Tuy nhiên, theo gia phả dòng họ Ngô chép lại thì do không có bằng chứng nên triều đình không làm gì được.

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi: Tân Mùi năm thứ 3 (1511). Tháng 2, vua đi bái yết Lam Kinh. Bấy giờ Thân Duy Nhạc và Ngô Văn Tổng dấy quân ở các huyện Yên Phú, Đông Ngàn, Gia Lâm xứ Kinh Bắc. Có một nho sinh ở Yên Phú là Chu Thực, báo cho lưu thủ Đông Kinh Thuỵ quận công Ngô Bính và Kim Nguyên Bá Trịnh Bá Quát, sai quân đi đánh phá được bọn chúng, bắt sống được bọn Duy Nhạc, Văn Tổng đóng cũi giải về Kinh sư.

Cuối đời, được thăng làm Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tước Bá.

4. Tham khảo

– Internet

traonha.wordpress.com

ngotoc.vn

laodong.vn

hannom.org.vn

– Ấn phẩm

Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *