Ngô Khắc Cung (1452 – 1541)
1. Thông tin
– Tên gọi: Ngô Khắc Cung
Tước hiệu: Hiệp mưu thuần tín tá lý đồng đức Hoàng tôn Công thần, Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu tham dự triều chính, gia thụ Đặc tiến Khai phủ kim tử Vinh lộc đại phu, Đông Bình chương Quân quốc Trọng sự, Thượng Trụ quốc, gia Thượng Trí, Đông quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Chưởng phủ sự, Thái phó Nam Quận công;
Thụy hiệu: Sùng Nghị Thượng sỹ.
– Sinh năm 1452 (tức ngày 10/3/Nhâm Thân) tại Đồng Phang, huyện Yên Định, Đại Việt (nay là xã Định Hóa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam)
Mất năm 1541 (tức ngày 10/1/Tân Sửu) tại thôn Thổ Sơn, xã Đan Liên, Đại Việt (nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là chính trị gia thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam.
2. Hôn nhân và gia đình
a) Thân thế
– Ông nội là Ngô Từ và bà nội là Đinh Thị Ngọc Kế
– Bố là Ngô Khế và mẹ là Vũ Thị Ngọc Hoàn
b) Hôn nhân và con cái
– Quan hệ gia đình với vợ là Lê Thị Ngọc Phiến
– Có ? người con:
Con trai: Ngô Văn Diệp
Con gái: Ngô Thị Ngọc Phỉ, Ngô Thị Ngọc Phương
c) Hậu duệ
– Cháu nội: Ngô Đình Tú
3. Tính cách và con người
Theo ngotoc.vn: Ông là người trung dũng trụ cột của vương triều, trong thì phò thiếu chúa, ngoài lo việc quân cơ, công nghiệp trung hưng anh em ông là người xướng lên trước.
4. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ 7 trong gia đình 14 anh em (Ngô Bá Di, Ngô Sử Hậu, Ngô Thế Bang, Ngô Công Tín, Ngô Ngữ, Ngô Sử Toàn, Ngô Chi Lan, Ngô Khắc Cung, Ngô Văn Bính, Ngô Lợi, Ngô Thế Thái, Ngô Ngọc Phác, ? và ?)
Triều Lê
Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê
Tháng 2/1510 vua Tương Dực về thăm Lam Kinh, giao cho Thụy Quận công Ngô Văn Bính và Kim nguyên Bá Trịnh Bá Quát ở lại trông coi Kinh thành Đông Kinh. Một nho sinh người huyện Yên Phụ tìm đến báo rõ tình hình cuộc nổi dậy của Thân Duy Nhạc – Ngô Nhân Tùng ở Yên Phụ. Thuỵ Quận công Ngô Văn Bính cùng Kim nguyên Bá Trịnh Bá Quát kéo quân đi đàn áp, chẳng bao lâu bắt sống được tất cả đem về kinh xử tử, cuộc nổi dạy bị dập tắt.
Năm 1522 cùng các anh em (Ngô Thế Bang) đưa quân bản bộ về quê Yên Định lo việc phù Lê diệt Mạc cùng Lê Ý được vài năm thì thất bại.
Năm 1527 Nguyễn Kim vào núi tìm gặp để bàn bạc xây dựng lực lượng phù Lê.
Năm 1530 Mạc Đăng Doanh tấn công vào Yên Định. Theo kế của Ngô Thế Bang, Ngô Khắc Cung chọn Ngô Hoán, Ngô Chi, Ngô Tùng, Ngô Thái, Ngô Khê, những người có đảm lược lại khéo ăn nói cải trang, đổi tên họ, dẫn ngàn quân đầy đủ khí giới lương thực đến doanh trại quân Mạc xin đầu hàng.
Vài ngày sau Lê Ý đem quân đến khiêu chiến, Ngô Hoán xin đi lập công, Đăng Doanh cho đi. Anh em họ Ngô ra trận Lê Ý giả thua bỏ chạy. Một bộ tướng của Lê Ý dẫn hơn ngàn quân đến doanh trại Mạc xin đầu hàng, Mạc Đăng Doanh nhận cho hàng. Vài ngày sau Ngô Thế Bang dẫn quân đến khiêu chiến, Bộ tướng của Lê Ý vừa về hàng xin đi lập công, lại thắng một trận to, Mạc Đăng Doanh càng chủ quan coi thường. Ngô Hoán đề xuất ý kiến:
– Các tướng giỏi của nhà Lê chỉ có Bang, nếu bắt được người ấy thì coi như thiên hạ bình định, thần xin lập kế sai người bắt, Điện hạ nghĩ thế nào.
Mạc Đăng Doanh chấp thuận nói:
– Công ấy lớn lắm, nhà ngươi thực hiện đi.
Mấy ngày sau có tin “ông Nguyễn” nào đó dẫn ngàn quân đến xin đầu hàng, có dẫn theo Ngô Thế Bang vừa bắt được đến nạp làm lễ tiến kiến. Mạc Đăng Doanh sai Ngô Hoán cùng vài tướng ra xem xét rõ thực hư, rồi nhận hàng, đưa Ngô Thế Bang ra giữ ở trại sau, chờ đưa về Đông Kinh, sai bày tiệc khoản đãi binh sỹ của “ông Nguyễn”. Đang giữa bữa tiệc, quân Lê Ý và Ngô Văn Bính tiến công mạnh mặt trước, Ngô Khắc Cung (ông Nguyễn giả trang) phá cũi cho Ngô Thế Bang, cùng mấy ngàn quân trá hàng trước, đánh loạn ẩu từ trong ra, quân Mạc rối loạn vì quá bất ngờ, bị chém chết không biết bao nhiêu mà kể, Mạc Đăng Doanh đại bại, vội vàng thu quân về bắc.
Lại Mạc Quốc Trinh tấn công, anh em Ngô Khắc Cung cùng đem quân sang Ai Lao hợp với quân Nguyễn Kim.
Năm 1533 tìm Hoàng tử Lê Duy Ninh tôn lập làm vua, lấy niên hiệu Nguyên Hoà năm thứ nhất, Nguyễn Kim làm Thái sư Hưng quốc Công, phát tang vua Lê Chiêu Tông.
Năm 1539, vua Lê phong Trịnh Kiểm, Ngô Khắc Cung, Ngô Văn Bính, Ngô Thế Bang đều làm Đô tướng, trao ấn tín, cùng nhau kéo quân về đánh chiếm được huyện Lôi Dương.
Năm 1541 (10/1/Tân Sửu) bị bệnh từ trần.
5. Giải thưởng và tôn vinh
Mộ táng tại địa phận của một làng ở Yên Định (nay là xã Định Tân, huyện Yên Định, giáp Định Hoà – Đồng Phang cũ)
Triều Nguyễn tặng phong Dực bảo Trung hưng Đoan túc Tôn thần
Được coi là thủy tổ của dòng họ Ngô Đồng Phang I
6. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Bản Phả của Hán Quốc công Ngô Lan (Đinh Dậu 1477, niên hiệu Hồng Đức Lê Thánh Tông)
Amazing how you seem to get your point across withouth being too pushy. I like it.