Thành phố Bắc Ninh
1. Thông tin
– Tên đầy đủ: Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
– Ngày thành lập: 26/1/2006
– Trụ sở: 217 – Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa, Tp. Bắc Ninh.
– Mã bưu chính
Mã điện thoại: 222
– Bài ca đại diện
2. Vị trí
– Tọa độ: 21o11’0″B 106o3’0″Đ
– Nằm ở phía nam sông Cầu, khu vực phía đông bắc của tỉnh Bắc Ninh
– Phía đông giáp huyện Quế Võ
Phía tây giáp huyện Yên Phong
Phía nam giáp huyện Tiên Du
Phía bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
3. Địa lý
– Diện tích: 82,64 km2
Địa hình của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, tương đối bằng phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng đông bắc – tây nam.
Hệ thống lưu vực Sông Cầu (bắt nguồn từ tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến 30km, trong địa bàn thành phố còn chia các nhánh nhỏ như: sông Ngũ Huyện Khê, đoạn chảy qua địa bàn từ xã Phong Khê đến xã Hòa Long dài khoảng 15km; sông Tào Khê, từ xã Kim Chân – Cầu Ngà dài khoảng 9km. Và các tuyến kênh mương, ao hồ chính như: kênh Nam dài 8,8km; kênh Tào Khê dài 9,4km; hồ nước Đồng Trầm (diện tích khoảng 40ha, mực nước mùa kiệt 1 – 1,5m); hồ Thành Cổ (diện tích khoảng trên 8,0ha, mực nước mùa kiệt 0,5m).
4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Khoáng sản
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000, phân tích đặc tính đất như sau: Đất loang lổ, diện tích 296,46ha; Đất phù sa loang lổ, diện tích 481,74ha; Đất xám feralit, diện tích 234,42ha; Đất gley chua, diện tích 667,03ha.; Đất phù sa chua, diện tích 1.297,14ha; Đất xám loang lổ, diện tích 963,35ha.
b) Khí hậu
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.
-Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 – 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
c) Sinh thái
d) Môi trường
5. Tổ chức chính trị
– Chủ tịch UBND từng thời kỳ
Nguyễn Song Hà
– Chủ tịch HĐND từng thời kỳ
Nguyễn Hoàng Long
– Bí thư Thành ủy từng thời kỳ
Nguyễn Đăng Khoa
6. Hành chính
– Mã hành chính
– Đơn vị hành chính: 19 phường
Phường Đại Phúc,
Phường Đáp Cầu,
Phường Hạp Lĩnh,
Phường Hòa Long,
Phường Khắc Niệm,
Phường Khúc Xuyên,
Phường Kim Chân,
Phường Kinh Bắc,
Phường Nam Sơn,
Phường Ninh Xá,
Phường Phong Khê,
Phường Suối Hoa,
Phường Tiền An,
Phường Thị Cầu,
Phường Vạn An,
Phường Vân Dương,
Phường Vệ An,
Phường Võ Cường,
Phường Vũ Ninh.
7. Lịch sử
Ngày 14/4/1948, ông Phan Kế Toại là bộ trưởng bộ Nội vụ lúc bấy giờ, theo lời chủ tịch chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Hồ Chí Minh ra sắc lệnh 162/SL do tình hình kháng chiến đòi hỏi nên tạm thời giải tán thị xã Bắc Ninh, sáp nhập một phần vào huyện Yên Phong thành khu phố Kinh Bắc và sáp nhập phần còn lại vào huyện Võ Giàng thành khu phố Vũ Ninh.
Năm 1962, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc.
Sau năm 1975, thị xã Bắc Ninh có 5 phường: Đáp Cầu, Ninh Xá, Thị Cầu, Tiền An, Vệ An và 2 xã: Kinh Bắc, Vũ Ninh.
Ngày 3/5/1985, xã Đại Phúc của huyện Quế Võ và xã Võ Cường của huyện Tiên Sơn (nay là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn) được sáp nhập vào thị xã Bắc Ninh.
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 phê chuẩn về việc tách và thành lập một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, thị xã Bắc Ninh là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 8/4/2002, thành lập phường Suối Hoa trên cơ sở 48,87 ha diện tích đất tự nhiên và 1.405 người của xã Vũ Ninh; 16,98 ha diện tích đất tự nhiên và 2.649 người của xã Đại Phúc, 52,65 ha diện tích đất tự nhiên của xã Kinh Bắc.
Ngày 25/8/2003, thành lập 3 phường Vũ Ninh, Kinh Bắc và Đại Phúc.
Ngày 11/5/2005, thị xã Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 26/1/2006, Chính phủ ban hành nghị định thành lập thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bắc Ninh, với 9 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã: Võ Cường, tổng diện tích 23,34 km², dân số là 121.028 người.
Ngày 9/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới thành phố Bắc Ninh. Theo đó, sáp nhập 9 xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn (thuộc huyện Quế Võ), Hạp Lĩnh, Khắc Niệm (thuộc huyện Tiên Du), Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hòa Long (thuộc huyện Yên Phong) vào thành phố Bắc Ninh và thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh. Thành phố có 10 phường và 9 xã, với tổng diện tích 80,28 km², dân số là 150.331 người.
Ngày 5/2/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, thành phố Bắc Ninh có 13 phường và 6 xã.
Ngày 29/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP thành lập các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên tương ứng, thành phố Bắc Ninh thành 16 phường và 3 xã.
Ngày 25/6/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1044/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II.
Ngày 26/12/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2088/QĐ-TTg công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 16/10/2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 787/NQ-UBTVQH14 chuyển 3 xã: Hòa Long, Kim Chân, Nam Sơn thành 3 phường có tên tương ứng.
8. An ninh quốc phòng
9. Kinh tế
Năm 2016 so với năm 1997 tăng bình quân 15,25%/năm. Tổng sản phẩm GRDP bình quân đầu người: năm 1997 đạt 310 USD đến 2016 đạt 5.650 USD. Cơ cấu kinh tế năm 1997: công nghiệp xây dựng 38,1%; dịch vụ 43,6%; nông, lâm thủy sản chiếm 18,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2016: công nghiệp xây dựng 47,2%; dịch vụ 50,6%; nông, lâm thủy sản chiếm 2.2%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố đạt 11,9%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng đạt trên 97%.
a) Nông nghiệp
b) Thủ công nghiệp
Các khu công nghiệp lớn như KCN Quế Võ, Hạp Lĩnh – Nam Sơn và năm cụm công nghiệp làng nghề, có gần 2.000 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
c) Thương nghiệp
Các chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị như: Him Lam Plaza, Dabaco mart, Media mart…; hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp như: Mường Thanh Hotel, L’Indochina Hotel, Phượng Hoàng Hotel, Khách sạn Hoàng Gia, Khách sạn Đông Đô, World Hotel….
d) Đất đai
Theo số liệu thống kê, diện tích tự nhiên của thành phố có 8.260,88ha. Trong đó: đất nông nghiệp 3.745,16ha, đất phi nông nghiệp 4.459,76ha và đất chưa sử dụng 55,96ha.
10. Giao thông
– Biển số xe: 99-G1
a) Đường bộ
– Các đường Quốc lộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái.
– Đường sắt có đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, đường sắt Yên Viên – Cái Lân.
– Các đường liên huyện, liên xã:
Đường Lý Thái Tổ
Đường Lê Thái Tổ
Đường Lý Anh Tông
Đường Kinh Dương Vương
Đường Đoàn Phú Tứ
Đường Nguyễn Văn Cừ
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Lý Quốc Sư
Đường Nguyễn Trãi
Đường Nguyên Phi Ỷ Lan
Đường Lạc Long Quân
Đường Hoàng Quốc Việt
Đường Nguyễn Đăng Đạo
Đường Phù Đổng Thiên Vương
Đường Lê Văn Thịnh
Đường Huyền Quang
Đường Thiên Đức
Đường Bình Than
Đường Âu Cơ…
11. Truyền thông
– Hotline: 84-222-3821330
– Website: tpbacninh.bacninh.gov.vn
– Thư điện tử
– Đài truyền hình
Đài phát thanh
– Fanpage và MXH các tổ chức
12. Du lịch
a) Lễ hội
b) Di tích lịch sử
Có 192 di tích lịch sử, văn hóa; trong đó có 87 di tích được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 47 di tích cấp tỉnh).
Đình Ném Đoài ở phường Khắc Niệm
c) Danh lam thắng cảnh
d) Ẩm thực
13. Dân số và xã hội
– Dân số 520.244 người (năm 2017)
Mật độ 6.295 người/km2
– Dân tộc: chủ yếu là người Kinh
Các khu đô thị lớn như: Vũ Ninh – Kinh Bắc, Hòa Long – Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường Vũ Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường)…
14. Văn hóa
a) Tư tưởng học thuật
b) Văn học và sử học
c) Tôn giáo và tín ngưỡng
d) Nghệ thuật
15. Giáo dục
16. Y tế
17. Thể thao
18. Mệnh danh và tôn vinh
19. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm