Huyện Thuận Thành

1. Thông tin

– Tên đầy đủ: Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

– Website: http://thuanthanh.gov.vn/

2. Vị trí

– Tọa độ: 21°2′24″B 106°4′10″Đ

– Vùng Đồng bằng sông Hồng.

– Nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Ninh và phía nam sông Đuống.

– Phía bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ, cách bởi sông Đuống

Phía đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài

Phía nam giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương và huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Phía tây giáp huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội.

3. Địa lý

– Diện tích: 117,3 km²

4. Hành chính

– Mã hành chính: 262

– Đơn vị hành chính: gồm 1 thị trấn và 17 xã

Thị trấn Hồ

An Bình

Xã Đại Đồng Thành

Đình Tổ

Gia Đông

Hà Mãn

Hoài Thượng

Mão Điền

Nghĩa Đạo

Ngũ Thái

Nguyệt Đức

Ninh Xá

Song Hồ

Song Liễu

Thanh Khương

Trạm Lộ

Trí Quả

Xuân Lâm

5. Lịch sử

– Năm 187-226, chùa Dâu được xây dựng. Năm 580, thiền sư Ấn Độ Tì-ni-đa-lưu-chi đến tu ở chùa Dâu và truyền bá Thiền tông, khai sáng phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi.

– Thời Bắc thuộc: quận trị của quận Giao Chỉ đặt tại thành Luy Lâu, nay thuộc Thuận Thành.

– Năm 966: Lý Khuê giữ Siêu Loại (nay ở Thuận Thành) làm một trong 12 sứ quân.

– Đời vua Trần Thánh Tông: chùa Bút Tháp được xây dựng.

– Đầu thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, huyện Thuận Thành ngày nay là những phần đất thuộc các tổng Đình Tổ, Liễu Lâm, Thượng Mão, Lạc Thổ, Mỹ Tự,… của huyện Siêu Loại và tổng Cổ Biện của huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (sau là tỉnh Bắc Ninh). Một số xã ngày nay tương đương với các xã thời nhà Nguyễn, như sau: Đại Đồng (Đại Đồng Thành), Đình Tổ tổng Đình Tổ; Đại Tự (Thanh Khương), Công Hà (Hà Mãn), Mãn Xá (Hà Mãn) tổng Mỹ Tự; Mão Điền(quê hương đất học) tổng Thượng Mão; Liễu Lâm, Liễu Khê (Song Liễu) tổng Liễu Lâm; Doãn Xá (Xuân Lâm) tổng Cổ Biện; Lạc Thổ (thị trấn Hồ, Song Hồ).

– Sau năm 1954, huyện Thuận Thành có 22 xã: Bắc Hồ, Chiến Thắng, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Đông Côi, Đức Thắng, Gia Định, Hà Mãn, Hạnh Phúc, Hoài Đức, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Quyết Định, Song Liễu, Thuận Đức, Thượng Mão, Trạm Lộ, Trí Quả, Tú Hồ, Xuân Lâm.

– Ngày 20/4/1961, các xã Đức Thắng (Dương Xá), Chiến Thắng (Dương Quang) của huyện Thuận Thành cùng với huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Từ Sơn, Tiên Du (đều thuộc tỉnh Bắc Ninh) được sáp nhập về Hà Nội.

– Ngày 9/2/1966, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 34-NV về việc hợp nhất một số xã của huyện Thuận Thành. Theo đó, 2 xã Bắc Hồ và Tú Hồ được hợp nhất thành 1 xã, lấy tên là xã Song Hồ; hợp nhất 2 xã Gia Định và Đông Côi thành 1 xã lấy tên là xã Gia Đông; hợp nhất 2 xã Hoài Đức và Thượng Mão, lấy tên là xã Hoài Thượng; hợp nhất 2 xã Quyết Định và Thuận Đức, lấy tên là xã Ninh Xá.

– Năm 1970, xã Hạnh Phúc đổi tên là xã Thanh Khương.

– Ngày 1/8/1980, chuyển xã An Bình (gồm 4 làng) của huyện Gia Lương về huyện Thuận Thành quản lý.

– Ngày 18/2/1997, thành lập thị trấn Hồ – thị trấn huyện lị của huyện Thuận Thành trên cơ sở 261,45 ha diện tích tự nhiên và 4.988 nhân khẩu của xã Song Hồ; 223,36 ha diện tích tự nhiên và 3.009 nhân khẩu của xã Gia Đông. Như vậy, huyện Thuận Thành có 1 thị trấn Hồ và 17 xã: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm, giữ ổn định cho đến nay.

6. Kinh tế

– Năm 2008, chợ trung tâm huyện Thuận Thành được công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Hưng tiến hành khởi công trên diện tích 1,4 ha.

– Quy hoạch các Khu công nghiệp:

  • KCN Thuận Thành 3 (440 ha)
  • KCN Thuận Thành 2 (250 ha)
  • KCN Thuận Thành 1
  • Cụm công nghiệp Thanh khương diện tích 11,38 ha
  • Cụm công nghiệp Xuân Lâm diện tích 49,48 ha
  • Cụm công nghiệp Hà Mãn-Trí Quả diện tích 87,93 ha

– Các Khu đô thị mới như: Khu ĐTM Hồng Hạc (Xuân Lâm), Khu ĐTM Khai Sơn (Xuân Lâm), Khu ĐTM Đức Việt (Gia Đông), Khu dân cư xã An Bình, Khu dân cư phía Bắc Thị trấn Hồ, Khu ĐTM Thuận Thành 2 (Thị trấn Hồ), Khu ĐTM Thuận Thành 3 (Gia Đông)….

7. Giáo dục

– Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an Nhân dân (T36) – Bộ Công an có tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành.

– Trường Đại học Công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội Cơ sở 2 (xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành)

– Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành

– Trung cấp nghề Thuận Thành

– Trường THPT Thuận Thành số I 

– Trường THPT Thuận Thành số 2

– Trường THPT Thuận Thành số 3

– Trường THPT Kinh Bắc

– Trường THPT Thiên Đức

– Trường THCS Vũ Kiệt

– Trường THCS Nguyễn Thị Định

– Trường THCS Thị Trấn Hồ

– Trung tâm GDTX huyện Thuận Thành

8. Y tế

– Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành, thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

9. Văn hóa

– Tranh dân gian Đông Hồ

– Làng Đồng Ngư có môn múa rối nước

– Nghệ thuật hát trống quân ở Bùi Xá, xã Ninh Xá

– Nghệ thuật hát Ca trù xã Thanh Khương

– Trung tâm Văn hóa Luy Lâu

10. Ẩm thực

– Làng Trà Lâm (xã Trí Quả) với nghề làm đậu phụ.

– Làng Nghi Khúc (hay còn gọi là Bưởi Quốc – xã An Bình) cũng là một làng nghề làm đậu phụ nổi tiếng quốc tế.

– Làng Bùi Xá, xã Ninh Xá nổi tiếng với đặc sản Nem Bùi.

11. Du lịch

a) Lễ hội

– Hội thi mã Đông Hồ mùng 6-7 tháng Giêng âm lịch.

– Hội thi nấu cơm làng Tư Thế mùng 9 tháng Giêng âm lịch.

– Hội Đình Phú Lộc mùng 4 tháng 2 âm lịch. Làng Bưởi Quốc (Nghi Khúc).

– Hội Làng Đông Côi mùng 6 tháng 2 âm lịch. Làng Cả Đông Côi (T.T Nguyễn Tất Đức)

– Hội đình làng Đông Mão Điền mùng 7 tháng 2 âm lịch

– Hội đình làng Đại Mão mùng 10 tháng 2 âm lịch

– Hội đình làng Đa Tiện (thuộc xã Xuân Lâm) mùng 10 tháng 3 âm lịch

– Hội chùa Bút Tháp (thuộc xã Đình Tổ) ngày 24 tháng Ba âm lịch.

– Hội chùa Linh Ứng mùng 7 tháng Tư âm lịch.

– Hội chùa Dâu mùng 8 tháng Tư âm lịch.

– Hội Lạc Thổ mùng 10 tháng Hai âm lịch.

– Hội đền Sĩ Nhiếp mùng 7 tháng Một âm lịch

a) Di tích lịch sử

– Đền thờ Kinh Dương Vương – Thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành.

– Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương.

– Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ.

– Đền thờ Sĩ Nhiếp ở Gia Đông.

– Chùa Linh Ứng xã Gia Đông.

– Đình làng Đoài Mão Điền

– Đình làng Đông Mão Điền

– Chùa Khánh Lâm xã Mão Điền

– Đền Bình Ngô xã An Bình

– Thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương

– Chùa Xuân Quan thuộc xã Trí Quả

– Đình Đông Cốc thuộc xã Hà Mãn.

– Chùa Tổ (Mẫu Tứ Pháp) thuộc xã Hà Mãn, thờ Phật Mẫu Man Nương.

– Chùa Phương Quan

– Đền thờ Nguyễn Gia Thiều (Liễu Ngạn – Ngũ Thái)

– Nghè làng Đại Tự xã Thanh Khương

– Đình làng Tú Tháp (xã Song Hồ)

– Đình làng Cửu Yên (thờ Trạng nguyên Vũ Kiệt)

– Nhà thờ dòng họ Lê Doãn thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng

– Đình làng Hồ xã Song Hồ

– Đình làng Lạc Thổ

– Cảng Á Lữ

– Cảng Bến Hồ

13. Giao thông

– Biển số xe: 99F1

– Các trục đường:

Kinh Dương Vương

Lạc Long Quân

Âu Cơ

Hai Bà Trưng

Siêu Loại

Vương Văn Trà

Thiên Đức

Nguyễn Quang Bật

Nguyễn Cự Đạo

Dương Như Châu

Nguyễn Chí Tố

Đông Côi

Tô Quyền

QL 38

QL 17

Các tỉnh lộ: 280, 281, 282B, 283…

Đường vành đai 4 – Hà Nội

Các đường trục liên huyện, liên xã, đường thuộc KCN, CCN, KĐTM và hệ thống đường làng, ngõ xóm

14. Danh nhân

Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương

– Thủy tổ Việt Nam: Lạc Long Quân – Âu Cơ

Thái thú Sĩ Nhiếp (187-226) Thái thú Giao Chỉ.

Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.

Khâu Đà La nhà sư

Huyền Quang trụ trì chùa Bút Tháp đỗ trạng nguyên (1272)

Mạc Đĩnh Chi trạng nguyên (1304)

Ỷ Lan Hoàng thái hậu.

Lê Thị Miên (Bà Ba Cai Vàng)

Nguyễn Gia Thiều

Vũ Kiệt – đỗ Trạng nguyên năm 1472.

Hoàng Cầm

Nguyễn Phan Hách

Lê Doãn Giản

Lê Doãn Thân

Nguyễn Lượng Thái – đỗ Trạng nguyên năm (1553)

Nguyễn Quang Bật đỗ trạng nguyên năm (1484)

Lý Khuê vị tướng trấn giữ căn cứ Siêu Loại, Thuận Thành thời loạn mười hai sứ quân.

14. Tham khảo

Wikipedia

You may also like...

1 Response

  1. August 29, 2020

    […] Tên đầy đủ: Xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *