Thể thơ ngũ ngôn
1. Thông tin cơ bản về thơ ngũ ngôn
Thơ Ngũ ngôn hay còn được gọi là thơ năm chữ. Xuất phát từ Thơ Mới.
2. Kết cấu về thể thơ ngũ ngôn
Thơ năm chữ được viết xuyên suốt mỗi câu 5 chữ nối tiếp nhau.
a) Nguyên tắc gieo vần
Thể thơ năm chữ có nhiều cách để gieo vần:
- Vần tréo hay còn gọi là gieo vần cách
Ví dụ:
Hôm nọ em biếng học
Khiến cho anh bất bình,
Khẽ đánh em cái thước
Vào bàn tay xinh xinh
Nguyễn Xuân Huy
- Vần ôm, hay còn gọi là gieo vần liền
Ví dụ:
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Lưu Trọng Lư
- Vần ba tiếng bằng, Các câu 1, 2 và 4 cùng vần
Ví dụ:
Tuyết rơi mong manh buồn
Ga Lyon đèn vàng
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng
Cung Trầm Tưởng
b) Luật thanh
Theo nguyên tắc, tiếng thứ 2 là bằng thì tiếng thứ 4 phải là trắc, và ngược lại.
Bảng luật như sau:
+ B + B B
+ T + B B
Hoặc
+ T + T T
+ B + T B
Hay
+ B + B T
+ B + T B
Hoặc
+ B + B B
+ B + B T
Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó.
3. Các tác phẩm tiêu biểu
Đi chùa Hương – Nguyễn Nhược Pháp
Khách lạ đường rừng – Nguyễn Bính
4. Tham khảo
– Internet