Căn bản của học làm thơ
Thơ và làm thơ là xuất phát từ cảm xúc của con người trước một sự vật hay hiện tượng nào đó, khi kết tinh đủ mọi yếu tố mà nên lời thơ có vần điệu thì sẽ tạo ra bài thơ. Thơ ca theo nghĩa rộng bao gồm: Thơ, phú, hò, vè,… mang những thanh điệu và ngữ điệu với cấu trúc rất hay.
1. Thông tin cơ bản
2. Kết cấu
a) Nguyên tắc gieo vần
Trong các thể thơ nói chung có nhiều cách gieo vần. Gieo vần ở giữa câu thơ gọi là gieo vần lưng, còn gieo vần ở cuối câu thơ gọi là gieo vần chân.
- Gieo vần ba tiếng bằng
Một cách gieo vần phổ biến trong hầu hết các thể loại thơ, vần 3 tiếng bằng gieo vần ở chữ cuối các câu 1, 2 và 4. Các chữ này phải là vần bằng và chữ cuối câu 3 vần trắc
Ví dụ:
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
Nguyệt cầm – Xuân Diệu
- Gieo vần ôm
Cách này rất ít khi gặp, chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3.
Ví dụ:
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô?
Lá liễu dài như một nét mi
Nhị hồ – Xuân Diệu
- Gieo vần tréo
Cách này cũng rất phổ biến ở các bài thơ dài chia khổ. Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 3 và chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 4.
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Nguyệt cầm – Xuân Diệu
- Vần hỗn tạp
Xuất hiện ở thơ tự do. Tham tụng tất cả các lối vần trong một bài, không theo định lệ nào cả.
Tiếng địch thổi đâu đây.
Cớ sao mà réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.
Mây bay, gió quyến, mây bay…
Tiếng vi vu như khuyên van như dìu dặt
Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ thu.
Sương hồng lam nhẹ tan trên sóng biếc.
Rặng lau già xao xác tiếng reo khô,
Như khuấy động nỗi nhớ nhưng thương tiếc.
Trong lòng người đứng bên hồ.
Tiếng trúc tuyệt vời – Thế Lữ
b) Luật thanh
Quy tắc chung của luật thanh có những ký hiệu như sau:
– Thanh bằng: Ký hiệu là B. Là thanh điệu bằng phẳng, không có sự cao giọng hay thấp giọng khi đọc. Gồm các chữ có dấu huyền và không dấu (hay còn gọi là thanh ngang). Thanh bằng còn chia ra hai loại:
- Thượng bình thanh: gồm các tiếng bổng, không dấu
- Hạ bình thanh (hay còn gọi là Trầm bình thanh): gồm các tiếng mang dấu huyền.
– Thanh trắc: Ký hiệu là T. Là thanh điệu không bằng phẳng, có âm điệu diễn biến phức tạp trong thanh điệu. Thanh này khi lên khi xuống, không đồng đều. Gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng . Người ta lại chia ra 2 loại Trầm là tiếng trầm và Phù là tiếng bổng, phân chia theo các dấu như sau:
- Trầm thượng thanh: gồm các chữ có dấu hỏi.
- Phù thượng thanh: gồm các chữ có dấu ngã.
- Trầm khứ thanh: gồm các chữ có dấu nặng.
- Phù khứ thanh: các chữ có dấu sắc.
- Trầm nhập thanh: các chữ có dấu nặng mà tận cùng là phụ âm c, ch, p, t.
- Phù nhập thanh: các chữ có dấu sắc mà tận cùng là phụ âm c, ch, p, t.
Cũng có quan điểm dấu sắc và dấu nặng là trắc nhập và trắc khứ.
– Phần không cụ thể thanh, ký hiệu: +
– Phần nối câu thơ trong một bài, ký hiệu: –
Việc nắm rõ thanh trầm bổng giúp kết hợp xen kẽ, tạo nhạc cho thơ được du dương hơn.
3. Tham khảo
– Internet