Thể thơ hyangga

1. Thông tin

– Tên: Thể thơ hyangga (사뇌가)

– Soạn giả: Phong Lục

Giảng viên: Long Phúc

– Giá khóa học: Miễn phí

2. Sơ lược

Thể thơ hyangga hay còn gọi là hyang ka, chữ Hán viết 鄕歌. phiên âm tiếng Việt là hương ca

Thể thơ ngắn của bản địa thuộc dân tộc Hàn, xuất hiện từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, từ thời shilla đến đầu thời goryeo, có nguồn gốc âm nhạc, gắn với nghệ thuật trình diễn, qua các bài chúc từ của saman giáo, các bài cầu nguyện của Phật giáo.

Một số bài sử dụng chữ Hyangchal (향찰), phiên âm tiếng Việt là hương trát, chữ riêng của người Hàn, trên cơ sở vay mượn chữ Hán để ghi lại; có một số ít bài viết bằng chữ Hán.

Tác giả thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, bao gồm cả tầng lớp bình dân, quý tộc và sư sãi. Thường sử dụng để kể câu chuyện tự sự về một hay một vài nhân vật trữ tình.

Hiện nay có tất cả 25 bài, trong đó 17 bài của các nhà sư, 3 bài của giới nho sĩ và 2 bài do phụ nữ viết, còn lại là khuyết danh.

Theo thời kỳ thì có 14 bài được ghi lại trong bộ Samguk yusa (Tam quốc di sự) của Iryon, và 11 bài khác mang tính tôn giáo do  một nhà sư tên là Kyunyo ở Kyunyo chon sáng tác (1075, Cuộc đời Kyunyo).

Sử sách cho biết còn có một tuyển tập lớn, Samdaemok, do hai nhà sư là Taegu và Wi Hong soạn năm 888. Thật đáng tiếc là tác phẩm này đã thất truyền.

3. Kết cấu

Được chia ra làm 3 loại: 10 dòng, 8 dòng và 4 dòng.

Trong đó, loại 4 câu và 8 câu là theo hình thức thơ ca đơn thuần, còn loại 10 câu là theo hình thức phức hợp.

Ở thể 10 câu, có thêm hai câu cuối cùng để kết thúc bài một cách độc đáo, đặc biệt, ở đầu câu thứ 9 luôn luôn phải có từ cảm thán “A…” đưa cảm xúc thơ ca lên đỉnh cao và sau đó, đến câu thứ 10 hạ dần cung bậc kết thúc toàn bộ bài ca.

Các bài có tính nghệ thuật cao nhất đều theo hình thức loại 10 câu vì có liên quan chặt chẽ với vẻ đẹp hình thức của 2 câu cuối.

Các tác phẩm có Hyesseong – ga (Tuệ tinh ca) – Yungchon (sư Dung Thiên) (Tác phẩm có thể có thần lực), Xứ dung ca, Hiến hoa ca, Huệ tinh ca, Tuế vong muội ca (những bài được ưa chuộng nhiều nhất), Ch’an Kip’arang ka (Khúc ngợi ca hiệp sĩ Kip’a), Che mangmae ka (Bài hát dâng tặng người chị quá cố), Juk Ji Rang (Trúc Chỉ lang)

4. Tham khảo

a) Internet

redsvn.net: Sự tương đồng kỳ lạ giữa văn học cổ Việt Nam và Triều Tiên

khoavanhoc-ngonngu.edu.vn: Lược sử văn học Hàn Quốc, những cột mốc dẫn đến thời hiện đại

cks.inas.gov.vn: Hyang ka trong Tam quốc di sự (Phần 1) (Lương Hồng Hạnh)

ko.wikipedia.org: 향가

123docz.net: Tìm hiểu giá trị của hyangka (hương ca) Hàn Quốc

b) Ấn phẩm

Tam Quốc di sự (Bản tiếng Hàn) (Kim Won-jung, 2007, NXB Mineum)

Hyang–ca (hương ca), sự lãng mạn và bi ai của người Shilla, “Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX” (Komisook – Jungmin – Jung Byung Sul – Biên dịch và chú giải: Jeon Hye Kyung, Lý Xuân Chung; 2006, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)

향가연구 (Ryoo Ryul và Ijeong Park, 2003)

c) Ebook

Thơ ca Hàn Quốc nhìn từ cảm hứng trữ tinh cổ điển đến trào lưu hiện đại (Nguyễn Phương Thảo)

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *