Thể thơ tanka
1. Thông tin cơ bản về thể thơ tanka
Thể thơ tanka (短歌, đoản ca) còn gọi là waka (hòa ca) là thể thơ ngắn truyền thống của Nhật Bản. Được ghi chép vào thế kỷ thứ X thời Nara, thể thơ ra đời sớm nhất Nhật Bản.
Cuốn lịch sử nhật Bản – Cổ ký sự – ghi lại huyền thoại rằng thần bão tố Susano chính là người đã sáng tạo ra bài thơ đầu tiên gồm 31 âm tiết
Cũng được xếp vào thể thơ ngắn thứ 2 của thế giới, sau thể thơ haiku. Biểu hiện cho tâm hồn người Nhật, giống như những trang nhật ký, viết về mọi cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày.
Được sáng tác nhiều nhất trong thời Heian, thường là thơ không đề. Các nhà thơ chủ yếu là tầng lớp quý tộc cung đình, không phân biệt giới tính, thậm chí nhà sư cũng có thể tạo nên 1 tác phẩm. Được đánh giá là thể thơ cao cấp và được trau truốt, phần lớn là ca ngợi cái đẹp và những tình cảm nghiêm túc. Tanka là tiếng nói tình yêu nam nữ, dược coi là thể thơ tình của người Nhật.
Giấu tình yêu đi
Nhưng mà sác mặt
Dường như thầm thì
Và người ta hỏi
Phải rằng đang si
Kanemori
Người làm giỏi tanka được gọi là Kasen (歌仙, ca tiên)
Trong tanka chia làm 2 tiểu thể với cách thức khác nhau:
- Thể kyōka (狂歌) nghĩa là thơ hoang dã hay thơ điên cuồng, phát triển mạnh vào thời kỳ Edo (thế kỷ XVII – thế kỷ XVIII) cho đến thời đại Tenmei (1781 – 1789) với cấu trúc 5 – 7 – 5 – 7 – 7
- Thể kyoshi nghĩa là thơ cuồng thi
2. Kết cấu về thể thơ tanka
Một bài tanka có cấu trúc rất ngắn gồm 31 âm tiết (theo cấu tạo của chữ Nhật), chia làm 5 phần từ 5 đến 7 âm tiết, thường được viết thành 5 dòng khi chuyển sang Romaji hay chuyển ngữ.
5-7-5-7-7
Trong đó:
– Kami-no-ku (上の句, thượng cú): gồm 5-7-5. Nếu tách riêng các này ra thì chính là thể thơ haiku nổi tiếng.
– Shimo-no-ku (下の句, hạ cú): gồm 7-7
Thể thơ tanka không có quý ngữ (kigo), và gieo vần tự do. Có các quy tắc độc đáo như sau
- Makura-kotoba (枕詞, chữ gối đầu) là sử dụng một từ để tô điểm cho một từ khác
Ví dụ:
Nếu sử dụng từ “sương buổi sáng” (朝霜, đọc là asashi-mono) và đặt từ “tan đi” (消, đọc là ke) ở đâu đó ở phần tiếp theo của bài thơ thì đó chính là sử dụng chữ gối đầu. Có một số lượng vô cùng lớn các ước lệ như thế khiến cho cả dân chuyên nghiệp cũng khó mà nhớ hết mà phải sử dụng đến từ điển các chữ gối đầu.
- Kake-kotoba (掛詞, Chữ bắt quàng) là kỹ thuật chơi chữ với từ có hai nghĩa.
Ví dụ:
Otoninomi kikunoshiratsuyu yoruwaokite hiruhaomohini abezujenubeshi
(おとにのみ きくのしらつゆ よるはおきて ひるはおもひに あへずけぬべし)Tạm dịch: Sương trắng lắng đọng / Trên bông hoa cúc / Những đêm thức giấc / Bồn chồn bởi những tin đồn cằn cỗi / Tan biến trong ánh mặt trời buổi sáng
Muốn gặp người yêu mà không thể gặp được. Đây là một khúc ca về tình yêu. Ở đây có các chữ bắt quàng đồng nghĩa là “kiku” (菊/聞く= “hoa cúc”/”lắng nghe”), “okite” (置きて/起きて= “để lại”/”thức dậy”; 置き=oki là từ cổ của 置いて=oite), “omohi” (“hi” trong “omohi” (từ cổ của “omoi”= 思もい=suy nghĩ) đồng âm với “hi”=日=mặt trời).
3. Các tác phẩm tiêu biểu
Có nhiều nhà thơ Nhật Bản thành công với thể thơ này:
Naobumi Ochiai (1861-1903)
Shiki Masaoka (1867–1902)
Akiko Yosano (1878–1942)
Takuboku Ishikawa (1886–1912)
Mokichi Saitō (1882–1953)
Sachio Itō (1864–1913)
Hakushu Kitahara (1885–1942)
Takashi Nagatsuka (1879–1915)
Kanoko Okamoto (1889–1939)
Bokusui Wakayama (1885–1928)
Shinobu Orikuchi (1887–1953) dưới bút danh Choku Shaku
Shuji Terayama (1935–1983)
Machi Tawara (born 1962)
Mishima Yukio (1925–1970)
Baba Akiko
Fumiko Nakajo
Fumi Saito
4. Tham khảo
– Internet