Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du

1. Thông tin

– Tên sách: Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲)

Nghĩa là Tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột

Tên gọi khác: Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹)

– Tác giả: Nguyễn Du

– Thời gian sáng tác: Trước năm 1814 hoặc khoảng năm 1814 – 1820

– Ngôn ngữ chính: Chữ Nôm

– Năm xuất bản: 1920

– Nội dung sơ lược:

Thuộc thể loại truyện thơ, viết theo thể thơ lục bát, bao gồm 3254 câu. Bố cục được chia làm 3 phần.

Thời gian ra đời vào khoảng cuối nhà Hậu Lê đến đầu nhà Tây Sơn hoặc triều Gia Long, Việt Nam.

Có thuyết nói Nguyễn Du viết ngay sau khi đi sứ Trung Quốc (1814 – 1820)

Lại có thuyết rằng trước khi đi sứ, vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn. Theo thuyết này được nhiều người chấp nhận hơn, bởi thời gian này được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi.

Tương truyền, tác phẩm được Phạm Quý Thích nhuận sắc và cho in ở phố Hàng Gai (Hà Nội bây giờ)

Hai bản cổ nhất hiện còn vào thời vua Tự Đức là bản năm 1871 của Liễu Văn Đường và năm 1872 của Duy Minh Thị

Năm 1920 in khắc đầu tiên với tựa đề Đoạn trường tân thanh bằng chữ Hán và nội dung bằng chữ Nôm.

Tình tiết câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của thi sĩ Thanh Tâm Tài Nhân (nhà Minh, Trung Quốc). Bối cảnh Trung Quốc thời Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (1522 – 1566), vua Minh Thế Tông. Kể về cuộc đời với thử thách đau khổ của nhân vật chính Vương Thúy Kiều, một người thiếu nữ xinh đẹp và tài năng, giàu tình cảm.

Vô tình gia đình bị tai họa ập đến, cô chấp nhận hy sinh bán thân mình để cứu gia đình thoát khỏi cảnh tù tội trong một vụ vu oan với thằng bán tơ. Cũng từ đó, cô rời bỏ mối tình cùng Kim Trọng và nhường cho người em gái Thúy Vân cũng đẹp người đẹp nết.

Mã giám sinh mua Kiều với lời tuyên bố lấy làm vợ, nhưng sau khi thỏa ước lại bán cô vào lầu xanh cho Tú bà. Nghe lời ngon ngọt Sở Khanh nên đã cùng hắn trốn khỏi lầu Ngưng Bích, nhưng chỉ là cú lừa nên bị giữ lại và bắt tiếp khách.

Trong thời gian sau đó, gặp Thúc Sinh và được chuộc ra ngoài. Nhưng vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư đem lòng ghen tuông nên bắt cô làm nô tỳ, lại một lần nữa được Thúc Sinh giải cứu và đưa vào Quan Âm các.

Gặp sư Giác Duyên và đến ở nhà Bạc bà, một người thường hay đến chùa. Nào ngờ bà ta lại cùng nghề với Tú bà, liền gả cho cháu là Bạc Hạnh, nhưng Bạc Hạnh lại bán cô vào lầu xanh. Kiều gặp võ tướng Từ Hải, được giúp đỡ ra khỏi lầu xanh và báo ân trả oán từng người trong thời gian trải qua.

Sau đối nghịch với Từ Hải là tổng đốc Hồ Tôn Hiến, với nhiệm vụ của triều đình là khuyên Từ Hải đầu hàng và quy phục triều đình. Hắn đánh vào điểm yếu là mua chuộc Thúy Kiều, khiến Từ Hải bị giết. Hồ Tôn Hiến bắt nàng về vui thú và gán cho người thổ quan bên sông. Nàng đau khổ và nhảy sông Tiền Đường tự vẫn.

Phần Kim Trọng, sau khi về chịu tang chú liền trở lại thì nhận được tin gia đình họ Vương gặp nạn nên đã giúp đỡ. Cùng em trai Thúy Kiều là Vương Quan đỗ đạt và tìm kiếm nàng. Khi biết nơi cô tự vẫn thì đến sông và gặp sư Giác Duyên, đã cứu vớt cô. Cả gia đình đoàn tụ nhưng Thúy Kiều cảm thấy không xứng với Kim Trọng nữa, chỉ nhận làm bạn tri kỷ.

Các nhân vật có thật trong lịch sử kể đến như: Tổng đốc Hồ Tôn Hiến, kỹ nữ Vương Thúy Kiều, Từ Hải.

Có những thái độ cực đoan về tác phẩm với việc say mê Truyện Kiều. Các nhân vật Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng,… cho rằng đó là dâm thư. Dân gian còn có câu: Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều.

2. Vị trí

– Tiếng Việt

  • Bản chữ Nôm

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. Xuất bản năm 1872 (Tự Đức thứ 25). Kim Ngọc lâu tàng bản.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. Xuất bản năm 1879 (Tự Đức thứ 32). Thịnh Mĩ đường tàng bản.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. Xuất bản năm 1879 (Tự Đức thứ 32). Quan Văn đường tàng bản.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. Xuất bản năm 1879 (Tự Đức thứ 32). Văn Nguyên đường tàng bản.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. Xuất bản năm 1879 (Tự Đức thứ 32). Bảo Hoa các tàng bản.

Bản Thúy Kiều Truyện tường chú. Xuất bản năm 1905 (Thành Thái). Chiêm Vân Thị chú đính.

  • Bản chữ Quốc ngữ

Bản Poème Kim Vân Kiều truyện. In năm 1975 ở Sài Gòn, do Trương Vĩnh Ký phiên âm.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. In khoảng năm 1884 – 1885 ở Paris, do Abel des Michels phiên âm, chú thích và dịch sang tiếng Pháp có kèm theo bản Nôm.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. In năm 1897 ở Hà Nội, do Edmond Nordemann phiên âm.

Bản Đoạn trường tân thanh. In năm 1902 ở Hà Nội, do Kiều Oánh Mậu chú thích.

Bản Kim Vân Kiều tân tập. In năm 1906, do nhóm Thời hiền thi tự khắc in.

Bản Kim Vân Kiều quảng tập truyện. In năm 1914. Liễu Văn Đường tàng bản.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. In năm 1918. Phúc Văn đường tàng bản.

Bản Kim Vân Kiều tân tập. In năm 1922. Thời hiền thi tự, Quảng Thịnh đường tàng bản.

Bản Kim Vân Kiều. In năm 1923. Quan Văn đường tàng bản.

– Ngoại ngữ

Bản Kim Vân Kiều. In năm 1949 bản tiếng Nhật ở Tokyo do Aoi Komatsu.

Bản Kim Vân Kiều. In năm 1959 bản tiếng Trung Quốc ở Bắc Kinh do Hoàng Dật Cầu.

Bản Kiều. In năm 1957 bản tiếng Séc ở Praha do Gustav Franck.

Bản Kim Vân Kiều. In năm 1961 bản tiếng Pháp ở Paris do Xuân Việt, Xuân Phúc.

Bản Kim Vân Kiều. In năm 1963 bản tiếng Anh do Lê Xuân Thuỷ.

Bản Das Mädchen Kiêu. In năm 1964 bản tiếng Đức.

Bản Kiều. In năm 1965 bản tiếng Pháp ở Hà Nội do Nguyễn Khắc Viện.

Bản Kim och Kieu. In năm 1969 ở Stockhlm bản tiếng Thuỵ Điển do Magnus Hedlund, Claes Hylinger và Lars Lindvall.

Bản The tale of Kieu. In năm1973 bản tiếng Anh ở New York do Huỳnh Sanh Thông.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện. In năm 1985 bản tiếng Nhật ở Tokyo do Takeuchi Yonosuke.

Bản Histoire de Kieu. In năm 1994 bản tiếng Pháp ở Hà Nội do Lê Cao Phan.

Bản Kiều. Bản tiếng Anh ở London do Michael Councell.

Bản Kim Wen Kieov. Bản tiếng Ba Lan ở Vacsava (?).

Bản Thuý Kiều no monogatari (トゥイ・キォウの物語). In năm 2005 bản tiếng Nhật do Sato Seiji and Kuroda Yoshiko.

Bản Киеу – Стенания истерзанной души. In năm 2015 bản tiếng Nga do Vũ Thế Khôi và Vasili Popov (dịch), Nguyễn Huy Hoàng (biên tập).

Bản Kiều (in Duong Tuong’s version). In năm 2020 ở Hà Nội do Dương Tường.

3. Mục lục

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Phần 2: Gia biến và lưu lạc

Phần 3: Đoàn tụ

4. Bản dịch

5. Mệnh danh và tôn vinh

– Nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam.

6. Biến thể

Truyện Kiều được sử dụng trong nhiều hoạt động thường thức trong đời sống như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều,…

Một số tên nhân vật được gắn với điển hình của con người, như:

  • Sở Khanh: những người đàn ông phụ tình.
  • Tú bà: những người dùng phụ nữ môi giới mại dâm, thu lợi về mình.
  • Hoạn Thư: những người phụ nữ ghen thái quá.

Tác phẩm còn là đề tài trong các loại hình khác như: âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, thư pháp,…

– Phim về Truyện Kiều:

Kim Vân Kiều. Kịch bản: Famechon và Nguyễn Văn Vĩnh; Sản xuất: Indochine Films et Cinema. Công chiếu năm 1924

– Âm nhạc về Truyện Kiều

Tổ khúc Kiều (Suite Kieu). Do giáo sư âm nhạc Đặng Ngọc Long sáng tác và thể hiện bằng guitar

– Sách bàn về Truyện Kiều:

Từ điển Truyện Kiều. Tác giả Đào Duy Anh. NXB Khoa học xã hội năm 1974. in tại Hà Nội

Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều. Tác giả Phan Ngọc. Xuất bản năm 1985

Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và thảo luận. Tác giả Đào Thái Tôn. NXB Hội nhà văn năm 2001.

Truyện Kiều – Tác phẩm và dư luận. Nhiều tác giả. NXB Văn học năm 2002.

Chữ nghĩa Truyện Kiều. Tác giả Nguyễn Quảng Tuân. NXB Văn học năm 2004.

Thả một bè lau – Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán. Tác giả Thiền sư Thích Nhất Hạnh. NXB Lá Bối.

– Video về Truyện Kiều

Truyện Kiều – Nguyễn Du (Nguồn Youtube: Khê & JC)

– Năm 2016 lịch treo tường Truyện Kiều Tết 2017 với bản Kiều do học giả Đào Duy Anh phiên âm và chú giải có cập nhật những nghiên cứu Kiều học mới nhất, kích thước 25×35 cm. Quách Thu Nguyệt đảm trách phần phân đoạn thành 365 đoạn. Họa sĩ Hữu Hiếu vẽ tranh minh họa. Do Công ty trách nhiệm hữu hạn An Hảo phát hành.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *