Nguyễn Trụ (? – ?)
1. Thông tin
– Tên gọi: Nguyễn Trù hay Nguyễn Trụ hay Nguyễn Vị
Thụy hiệu: Nham Thọ hầu
– Chưa rõ năm sinh tại Đại Việt (nay là Tp. Hà Nội, Việt Nam)
Chưa rõ năm mất tại Đại Việt (nay là Việt Nam)
– Giới tính: Nam
– Quốc tịch: Đại Việt
Dân tộc: Kinh
– Là chính trị gia thời Lê – Mạc trong lịch sử Việt Nam.
2. Gia đình
– Ông nội là Nguyễn Đạm
– Ông ngoại là Lê Bá Ly
– Bố là Nguyễn Quyện và mẹ là Lê Thị
3. Cuộc đời và sự nghiệp
Con thứ ? trong gia đình có 12 anh chị em (Nguyễn Thị Như Nguyệt, Nguyễn Thị Niên, Nguyễn Tín, Nguyễn Trù, Nguyễn Bảo Trung, Nguyễn Nghĩa Trạch)
Năm 1593 ông cùng cha là Nguyễn Quyện và anh em là Nguyễn Tín, Đô Mỹ, Văn Bảng, Nam Dương, An Nghĩa, Nhân Trí bị bắt giam trong ngục nhà Lê Trịnh, thấy vua Mạc bị bắt, bèn chịu khuất quy thuận. Tuy nhiên sau đó vẫn muốn phò nhà Mạc nên mưu phản, việc bị phát giác. Ngày 20/7 (4/11 nhuận) Trịnh Tùng xét hỏi. Không dụ hàng được, Trịnh Tùng đã sát hại cha và anh trai ông cùng Đô Mỹ, Văn Bảng, Nhân Trí. Ông cùng các em là Nam Dương, An Nghĩa trốn thoát đi theo Mạc Kính Cung cát cứ trên Cao Bằng. Trịnh Tùng ra lệnh “tru di diệt tộc” (giết cả họ). Đồ thờ bị đốt phá. Bia mộ bị cạo xóa. Làng Cảo Dương có họ Nguyễn Đình bị yểm long mạch.
Tháng 1/1601 (Tân Sửu) Trịnh Tùng đem đại binh đi đánh nhau với Nam Dương hầu. Trận đánh diễn ra ác liệt. Chấn Quận công (tướng tiên phong của Trịnh Tùng) tử trận. Quân Trịnh quá đông, quân Mạc bị đánh tan.
Toàn thư viết: Vừa khi Nam quận và Nga quận của giặc đều chết, quan quân đại thắng, thu được thuyền ghe cùng đàn bà con gái, trâu súc vật và tiền của kể hàng nghìn, đem về kinh. Bêu hai thủ cấp của Nam quận và Nga quận ở phủ Trường Yên để mọi người biết. Lại bắt được em của Nam quận là Tào quận và Vị quận đem nộp ở quân môn, sai chém cả.
Sách Lê Quý Đôn toàn tập ghi Khi Nhiệm bị giết thì bọn giặc (quân Mạc) đều tan.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: Nam Dương hầu bị tử trận, còn 2 người em là Nguyễn Tào và Nguyễn Vị (tức An Nghĩa hầu và Thọ Nham hầu) bị bắt và bị chém đầu
Nhưng theo gia phả dòng họ Nguyễn Tiên Điền và họ Nguyễn ở Canh Hoạch thì trong trận ấy, Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm chỉ bị thương. Ông thoát chết là do nằm ở dưới các tử thi, đến khi chiến trận yên ắng thì thoát được. Ông nghĩ tới nhiều phương án: Vận nhà Mạc đã hết, nên theo nhà Mạc lên Cao Bằng cũng không được. Trở về làng Canh Hoạch lại càng không thể vì sẽ bị quân Trịnh bắt… Sau thời gian suy nghĩ mông lung, Nguyễn Nhiễm nghĩ tới Trấn Nghệ An tiếp giáp với Thuận Quảng của Nguyễn Hoàng. Có đến vùng đất này may ra mới tránh được sự truy bức của quân Trịnh.
4. Tham khảo
– Internet
– Ấn phẩm
Đại Việt sử ký toàn thư
Lê Quý Đôn toàn tập