Nguyễn Trọng Đạt (? – 1471)

1. Thông tin

– Tên gọi: Nguyễn Trọng Đạt (阮仲達)

Tên chữ: Nguyễn Trọng Độ

Thụy hiệu: Bình Vương (平王). Tước hiệu: Thượng tướng Quân, Bắc Quân Đô Đốc Phủ, Linh Quận Công. Tước vị: Đô Đốc

– Sinh khoảng thập niên đầu thế kỷ XV tại Đông Kinh, Đại Việt (nay là Việt Nam). Quê gốc tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc, Đại Việt (nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam).

Mất năm 17/5/1471 (Tân Mão) tại Nghệ An, Đại Việt (nay là tỉnh Nghệ An, Việt Nam).

– Giới tính: Nam

– Quốc tịch: Đại Việt

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia thời Lê trong lịch sử Việt Nam.

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNguyễn Hộibà nộiVũ Thị Hạch

– Ông ngoạiLê Minh

– Bố là Nguyễn Xí và mẹ là Lê Thị Ngọc Lan

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ gia đình với 3 người vợ là Dương Thị Thục Nhân (Nguyễn Thị Thu) và 2 bà kế

– Có 2 người con trai: Nguyễn Đình Đệ và Nguyễn Đình Thủy

3. Con người và tính cách

Ông vốn là bậc kỳ tài trong thiên hạ, văn võ song toàn có công với dân, với nước được triều Lê sơ phong nhiều tước, hàm: “Tín đạt đại phu xuất thân, tán trị công thần, Bắc quân đô đốc lịch trung dinh thượng tướng quân Linh Quận Công Nguyễn Trọng Đạt”.

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Con thứ 10 trong gia đình có 24 anh chị em: (Nguyễn Sư Hồi, Nguyễn Bá Sương, Nguyễn Nhật Huyền, Nguyễn Bá Kiệt, Nguyễn Kế Sài, Nguyễn Phùng Thời, Nguyễn Thúc Nga, Nguyễn Tôn Cao, Nguyễn Cảnh Thanh, Nguyễn Trọng Đạt, Nguyễn Phúc Xà, Nguyễn Hữu Lượng, Nguyễn Đông Dần, Nguyễn Nhân Thực, Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Hỷ, Nguyễn Ngọc Lệ, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Ngọc Thái, Nguyễn Ngọc Biên, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Kính (Ngọc Quỳnh), Nguyễn Ngọc Bình)

Năm 1446 (Bính Dần) Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi nước ta ở phía Nam, ông theo cha đi đánh Chiêm Thành. Trận chiến thắng lợi, được triều đình giao trọng trách cải tạo tù binh Chăm với các tướng Chế Đình Đá, Chế Đình Lân, Chế Đình Hiệp khu vựa phía nam huyện Chân Lộc. Ở nơi cải tạo nhiều nắng gió, thiếu thốn, khó khăn nhưng hai cha con ông đã thành công trong việc thu phục tù binh, lập nên 2 trang Đồng Xô – Bàu Ố, Thu Lũng.

Năm 1460 (Canh Thìn) với chức vụ là Thượng tướng quân Bắc Quân Đô đốc theo lệnh cha cùng các anh trai, với vai trò nòng cốt ông đã có công lớn trong việc lật đổ Lê Nghi Dân đem Lê Tư Thành lên ngôi báu Đại Thống.

Năm 1469 cùng anh trai là Nguyễn Kế Sài tăng cường về Châu Hóa để chống giặc Chiêm Thành

Năm 1471 thuộc quân số của Bắc Đạo quân phủ đi theo tướng quân Đinh Liệt, Lê Niệm và cùng các anh trai theo vua Lê Thánh Tông tiến vào nam đánh quân Chiêm Thành. Ngày 1/3 giành chiến thắng, được vua Lê thăng lên làm Bắc Quân Đô Đốc phủ, Tả Đô đốc, gia tặng tước Linh Quận công và cho quản lý vùng đất từ Nghệ An đến vùng đất Thuận Hóa mới chiếm được. Quá trình quản lý ông đã chỉ bảo cho người Chăm cách thức khai khẩn ruộng đất, phong tục tập quán canh tác của người Việt để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Để phát triển giao thông đi lại trong vùng, Nguyễn Trọng Đạt đã xuất tiền, chỉ đạo tù binh Chăm, cùng nhân dân quanh vùng xây dựng đường xá, cầu cống từ vùng thượng Cầu Ngã, hạ Bồi Mao, bắc Lan Châu, nam Đá Dựng và các cầu như cầu Kênh Tắt, cầu Kênh Ao,… Ông còn tiếp tục phát triển chợ Sơn để trở thành nơi giao thương buôn bán trao đổi hàng hóa giữa người Chăm và người Việt. Tạo điều kiện để phát triển kinh tế và giao thoa văn hóa giữa hai tộc người Việt – Chăm tại vùng đất này. Thủa ban đầu vùng Bàu Ổ được xem là trại giam tù hàng binh Chăm nhưng qua một thời gian ngắn nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai của người Chăm. Họ đã quen dần với phong tục tập quán của người Việt cũng như môi trường sống ở đây, nên người Chăm đã cộng cư và dần dần trở thành một bộ phận dân cư không thể tác rời của Đại Việt xưa cũng như Cửa Lò ngày nay.

Ngày 17/5/1471 (Tân Mão) ông từ trần. Được an táng tại Bàu Sen – Kim Ổ, (nay thuộc phường Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò)

5. Giải thưởng và tôn vinh

Năm 1578 người dân Bàu Sen – Kim Ổ suy tôn là Thành hoàng làng (nay thuộc phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò)

Theo gia phả họ Nguyễn Đình cho biết: Quang Hưng nguyên niên bát nguyệt, cát nhật thiết lập từ đường tại Bàu Ổ thôn, giáp Văn Trung Thôn lung nhị sở nội hữu phần mộ, kim triều Tự Đức thất niên sắc phong bản cảnh thành hoàng linh phù chi thần. Nghĩa là: Ngày tốt tháng 8/1578, lập đền thờ tại thôn Bàu Ổ giáp thôn Văn Trung, trong khuôn viên có phần mộ, năm Tự Đức thứ 7 được sắc phong bản cảnh thành hoàng linh phù chi thần.

Ngày 24/3/? đón nhận bằng di tích cấp quốc gia cho mộ, đền và nhà thờ.

7. Tham khảo

– Internet

vi.wikipedia.org

vanhoanghean.com.vn

– Ấn phẩm

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *