Nguyễn Quỳnh (1675-1735)

1. Thông tin

– Tên khai sinh: Nguyễn Quỳnh

Tự: Phụ Dực

Hiệu: Lĩnh Nam tiên sinh

– Sinh năm 1675 (tức năm Ất Mão) tại Hà Tĩnh, Đại Nam (nay là Việt Nam)

Mất năm 1735 (61 tuổi) tại Đại Nam (nay là Việt Nam)

– Giới tính: Nam

– Quốc tịch: Đại Nam

Dân tộc: Kinh

– Là chính trị gia trong thời Lê – Trịnh ở Việt Nam

2. Hôn nhân và gia đình

a) Thân thế

– Ông nộiNguyễn Mao

– Bố Nguyễn Thể

b) Hôn nhân và con cái

– Quan hệ hôn nhân với 2 người vợ: 1 và Phan Thị

– Có 12 người con:

Con trai: Nguyễn Huệ, Nguyễn Thiều, Nguyễn Trọng, Nguyễn Tín, Nguyễn Sĩ, Nguyễn Huyền.

Con gái: Nguyễn Thanh, Nguyễn Bích, Nguyễn Hằng.

c) Hậu duệ

– Cháu nội: Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn Trụ, Nguyễn Quýnh, Nguyễn Đề, Nguyễn Du, Nguyễn Nhưng, Nguyễn Tùng, Nguyễn Đăng,…

3. Con người và tính cách

Nguyễn Quỳnh ham nghiên cứu và trước tác. Ông tinh thông các khoa địa thuật, bốc toán, thiên văn…

4. Cuộc đời và sự nghiệp

Đời vua Lê Hy Tông

Năm 1693 (Quý Dậu, 18 tuổi) thi Hương đỗ tam trường. Làm nho sinh ở Tú lâm cục

Năm 1698 cha mất nên phải ở nhà cư tang.

Năm 1705 (Ất Dậu) làm thuộc hiệu trong quân của Diễn Hào hầu đóng ở đồn Hà Trung (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Trung quận công Lê Thời Liêu làm trấn thủ Nghệ An, nghe tiếng Nguyễn Quỳnh rất quý tài, mến đức nên mời làm mặc khách nơi Vĩnh dinh, trấn Kỳ Hoa (Vinh), để tham mưu việc quân cơ và ngoại giao để đối phó với chúa Nguyễn ở Nam Hà. Nhiều lần được phái vào bờ nam sông Gianh giao thiệp với bên quân chúa Nguyễn, ông ngang nhiên ứng đáp, được thăng chức Chánh đội trưởng, cai quản Thắng Hữu đội. Thời gian ở đây, ông thích đi chơi sông núi, nghiên cứu địa thuật, tính tình vui vẻ, ưa chuyện khôi hài nên chiếm được cảm tình của người địa phương.

Năm 1718 dự thi sĩ vọng tại sân phủ chúa và chúa Trịnh Cương ra đầu đề.

Được triều đình Lê – Trịnh đặc cách phong Lễ bộ thượng thư, Thái bảo Nhuận quận công

Năm 1723 Trung quận công mất, Tạo quận công thay trấn thủ Nghệ An, có ý muốn đem Nguyễn Quỳnh tiến lên chúa Trịnh.

Năm 1726 ông về cư tang mẹ rồi xin ở nhà để nuôi dạy các con ăn học. Trấn tướng mới là Trương Nhưng đến tận nhà khuyên mời, ông cảm kích lại ra trấn doanh làm liêu thuộc. Công việc cũng nhàn nhã, có dịp đi thăm thú nhiều nơi, lại có thời gian để soạn xong bộ sách dịch lý Quyết nghi gồm 15 quyển.

Năm 1735 Vĩnh Hựu thứ 1, ông từ trần, thọ 61 tuổi.

5. Tác phẩm và công trình tiêu biểu

– Sách

Đại hiếu chân Kinh

Kinh dịch quyết nghị

Địa lý gia truyền bí quyết

– Văn bản

Bài phú Kim bạch tài vật phú, Tần cung phụ nữ

6. Giải thưởng và tôn vinh

Truy tặng tước Đại vương

Thiên hạ truyền nhau câu: Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm thiên hạ vô tam. Lại có câu: Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham thiên hạ vô tam.

Năm 1762 (Nhâm Ngọ, đời cảnh Hưng) Xuân quận công Nguyễn Nghiễm xây dựng Đàn tế Lĩnh Nam công và đề câu đối ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. (nay trong vườn lưu niệm thi hào Nguyễn Du)

7. Tham khảo

– Internet

tuancongthuphong.blogspot.com

– Ấn phẩm

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *